Điều 21 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP
1. Trách nhiệm:
a) Đảm bảo và duy trì điều kiện sản xuất/sơ chế; đánh giá nội bộ đáp ứng yêu cầu của VietGAP;
b) Thực hiện VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận. Khi có thay đổi ảnh hưởng đến thực hiện VietGAP phải thông báo ngay cho tổ chức chứng nhận để theo dõi, giám sát;
c) Có hành động khắc phục những điểm không phù hợp đúng thời hạn khi bị cảnh cáo hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;
d) Trả đầy đủ chi phí cho tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAP theo quy định tại
đ) Thể hiện các thông tin trung thực về sản phẩm được chứng nhận VietGAP trên nhãn hàng hóa và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm theo VietGAP.
e) Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm: phải tạm dừng phân phối lô sản phẩm, thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường, điều tra xác định nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục đồng thời ghi chép trong hồ sơ. Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Quyền hạn:
a) Bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết quả đánh giá, giám sát của Đoàn đánh giá, giám sát;
b) Khiếu nại về kết quả chứng nhận, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng mã số chứng nhận VietGAP, logo VietGAP theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận theo thỏa thuận với tổ chức chứng nhận;
d) Lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP, phòng thử nghiệm được chỉ định. Trong trường hợp thay đổi tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất phải cung cấp đủ thông tin cần thiết và khai báo mã số chứng nhận VietGAP cũ với tổ chức chứng nhận mới;
đ) Sản phẩm được sản xuất/ sơ chế phù hợp với VietGAP là căn cứ để cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
e) Lựa chọn, thuê tổ chức, cá nhân tư vấn trong quá trình chuẩn bị, đăng ký, đánh giá chứng nhận VietGAP.
Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phí, lệ phí
- Điều 4. Cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 6. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 8. Trình tự chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 9. Đánh giá tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP
- Điều 10. Chỉ định lại tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 11. Mở rộng phạm vi hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 12. Mã số chỉ định
- Điều 13. Giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 14. Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 15. Phương thức đánh giá
- Điều 16. Trình tự và nội dung đánh giá
- Điều 17. Giấy chứng nhận VietGAP
- Điều 18. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 19. Xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất
- Điều 20. Xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP