Chương 4 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra cơ quan chỉ định, cơ sở sản xuất, tổ chức chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
2. Trường hợp cơ quan chỉ định có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp tổ chức chứng nhận VietGAP có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra gửi biên bản kiểm tra, thanh tra cho cơ quan chỉ định đề nghị xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.
4. Trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra gửi biên bản kiểm tra, thanh tra cho tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận, đề nghị xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.
Điều 19. Xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất
Căn cứ kết quả giám sát hoặc kết quả kiểm tra, thanh tra, tổ chức chứng nhận ra quyết định xử lý vi phạm đối với nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP bằng các hình thức:
1. Cảnh cáo bằng văn bản đến cơ sở sản xuất khi phát hiện cơ sở sản xuất có điểm không phù hợp theo yêu cầu của VietGAP. Khi bị cảnh cáo, cơ sở sản xuất phải thoả thuận với tổ chức chứng nhận về thời hạn khắc phục điểm không phù hợp và phải có hành động khắc phục đúng thời hạn. Sau khi khắc phục điểm không phù hợp, cơ sở sản xuất phải báo cáo bằng văn bản về tổ chức chứng nhận.
2. Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP và quy định thời hạn để cơ sở sản xuất khắc phục điểm không phù hợp trong trường hợp cơ sở sản xuất bị cảnh cáo nhưng không có hành động khắc phục đúng thời hạn. Thời hạn để khắc phục điểm không phù hợp không quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm Quyết định đình chỉ có hiệu lực.
3. Giấy chứng nhận VietGAP bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây:
a) Không có hành động khắc phục điểm không phù hợp đúng thời hạn sau khi bị đình chỉ chứng nhận VietGAP;
b) Xin hoãn giám sát của tổ chức chứng nhận 02 (hai) lần liên tiếp không có lý do chính đáng;
c) Sử dụng logo VietGAP, logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận không đúng với quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nội dung văn bản ủy quyền của tổ chức chứng nhận;
d) Trong thời gian thực hiện các hành động khắc phục kể từ ngày Quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực cơ sở sản xuất không được đăng ký chứng nhận VietGAP. Sau khi khắc phục xong muốn chứng nhận VietGAP thì phải đăng ký lại.
4. Trường hợp vi phạm của cơ sở sản xuất do cơ quan kiểm tra, thanh tra phát hiện và yêu cầu xử lý thì tổ chức chứng nhận phải thông báo cho cơ quan kiểm tra, thanh tra ngay sau khi ký quyết định xử lý.
Điều 20. Xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP
Căn cứ kết quả giám sát hoặc kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan chỉ định ra quyết định xử lý vi phạm đối với tổ chức chứng nhận VietGAP bằng các hình thức:
1. Cảnh cáo khi tổ chức chứng nhận được chỉ định có điểm không phù hợp nhưng chưa ảnh hưởng đến kết quả chứng nhận;
2. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chỉ định trong trường hợp có điểm không phù hợp về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng:
a) Các hành động khắc phục trong báo cáo giám sát không được thực hiện đầy đủ;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
c) Trong thời gian thực hiện các hành động khắc phục kể từ ngày quyết định đình chỉ quyết định chỉ định có hiệu lực tổ chức chứng nhận không được hoạt động chứng nhận VietGAP. Sau khi khắc phục xong phải gửi Báo cáo khắc phục về cơ quan chỉ định. Căn cứ báo cáo khắc phục cơ quan chỉ định ra quyết định cho phép tổ chức chứng nhận tiếp tục hoạt động chứng nhận; trường hợp cần thiết cơ quan chỉ định có thể tiến hành kiểm tra lại tại tổ chức chứng nhận.
3. Quyết định chỉ định bị hủy bỏ trong trường hợp sau:
a) Tổ chức chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại
b) Tổ chức chứng nhận không trung thực, khách quan trong hoạt động đánh giá, chứng nhận.
c) Trong thời hạn ít nhất 01 (một) năm kể từ ngày Quyết định chỉ định bị hủy bỏ, tổ chức chứng nhận không được đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP. Tổ chức chứng nhận muốn hoạt động lại sau thời hạn trên phải thực hiện thủ tục đăng ký và đánh giá chỉ định lại theo quy định tại
4. Trường hợp vi phạm của tổ chức chứng nhận do cơ quan kiểm tra, thanh tra phát hiện và yêu cầu xử lý thì cơ quan chỉ định phải thông báo cho cơ quan kiểm tra, thanh tra ngay sau khi ký quyết định xử lý.
Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phí, lệ phí
- Điều 4. Cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 6. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 8. Trình tự chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 9. Đánh giá tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP
- Điều 10. Chỉ định lại tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 11. Mở rộng phạm vi hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 12. Mã số chỉ định
- Điều 13. Giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 14. Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 15. Phương thức đánh giá
- Điều 16. Trình tự và nội dung đánh giá
- Điều 17. Giấy chứng nhận VietGAP
- Điều 18. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 19. Xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất
- Điều 20. Xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP