Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2018/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỤC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
Thông tư này quy định việc thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây gọi là kiểm tra) đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KIỂM TRA ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu là cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra).
Điều 4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu
1. Thành phần hồ sơ
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu) và chỉ nộp khi đăng ký kiểm tra lần đầu một trong các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Giấy chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại điểm k, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
c) Bản sao Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong lô hàng gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai bộ trở lên quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
2. Trình tự thực hiện thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Cơ quan kiểm tra quy định tại
b) Việc nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công.
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xem xét: trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận để giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thành hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ lô hàng và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu trở lại thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
2. Xử lý thực phẩm nhập khẩu trở lại không đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
3. Tổ chức; cá nhân xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu phải thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra; Cơ quan kiểm tra và Cục Bảo vệ thực vật
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin, hồ sơ liên quan;
b) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nơi sản xuất, cung ứng;
c) Thực hiện truy xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm Cơ quan kiểm tra
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra trong thời gian quy định;
b) Cập nhật thông tin, hồ sơ do tổ chức, cá nhân cung cấp;
c) Lưu giữ và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
3. Trách nhiệm Cục Bảo vệ thực vật
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này;
b) Chỉ đạo Cơ quan kiểm tra thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 02 năm 2019
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Lần thứ: ...
Kính gửi: [Tên Cơ quan kiểm tra]
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Tên tổ chức/cá nhân: ......................................................................................................
Số CMND/CCCD/Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
.............................................................................................................................................
Ngày cấp: ……………………………………….nơi cấp ........................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
E-mail: ..................................................................................................................................
(Nếu có nhiều cơ sở sản xuất thì tiếp tục kê khai như mục I.1 cho các cơ sở tiếp theo)
II. THÔNG TIN SẢN PHẨM
1. Tên sản phẩm (ghi cả tên khoa học hoặc mã HS): .........................................................
Nhãn hiệu: ...........................................................................................................................
Quy cách đóng gói: .............................................................................................................
Số lượng bao gói: ................................................................................................................
Khối lượng tịnh: ...................................................................................................................
Ngày đóng gói: .....................................................................................................................
Nguồn gốc xuất xứ: ..............................................................................................................
(Nếu có nhiều sản phẩm thì tiếp tục kê khai như mục II.1 cho các sản phẩm tiếp theo)
III. THÔNG TIN THƯƠNG MẠI
1. Nhà nhập khẩu
Tên nhà nhập khẩu: ............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
E-mail: ..................................................................................................................................
2. Nhà xuất khẩu
Tên nhà xuất khẩu: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
E-mail: ..................................................................................................................................
3. Nơi hàng đi: ......................................................................................................................
4. Nơi hàng đến: ...................................................................................................................
5. Phương tiện vận chuyển (ghi cả số hiệu hoặc tên của phương tiện): .............................
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/cá nhân] đề nghị [Tên Cơ quan kiểm tra] kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nêu tại mục II của đơn này.
Các giấy tờ kèm theo (đề nghị đánh dấu √ nếu có):
Loại giấy tờ | Có (√) | Ngày hết hiệu lực |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | ||
Giấy chứng nhận: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương | [Ghi cụ thể loại giấy] | |
Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT. | ||
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. |
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.
…………… ngày …….tháng ……..năm.... |
MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT XUẤT KHẨU INSPECTION RESULT for food of plant origin intended for export | |
Số (No.): | |
I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT/INFORMATION OF MANUFACTURER | |
Tên, địa chỉ nhà sản xuất/Name and address of the manufacturer | |
II. THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM/INFORMATION OF PRODUCT | |
Mô tả sản phẩm (ghi cả tên khoa học hoặc mã HS, nếu có)/ Description of product (Product name, scientific name or HS code, if any) | |
Quy cách đóng gói/ Type of packaging | |
Số lượng bao gói/Number of packages | |
Khối lượng tịnh/ Net weight | |
Ngày đóng gói/ Packaging date | |
Nguồn gốc xuất xứ/ Origin | |
III. THÔNG TIN VỀ THƯƠNG MẠI/ TRADE INFORMATION | |
1. Tên, địa chỉ nhà nhập khẩu/Name and address of importer | |
2. Tên nhà xuất khẩu/ Name and address of the exporter | |
3. Nơi hàng đi/ Place of dispatch | |
4. Nơi hàng đến/ Place of destination | |
5. Phương tiện vận chuyển (ghi cả số hiệu, tên phương tiện)/ Means of transport (identification, document) | |
IV. KẾT QUẢ/ RESULTS | |
□ Đạt các yêu cầu dưới đây/ Meet the following requirements □ Không đạt các yêu cầu dưới đây/ Not meet the following requirements 1. Thực phẩm nguồn gốc thực vật được xuất từ cơ sở được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận/ The above plant origin product(s) come(s) from (an) establishments(s) under the supervision of competent authority. 2. Sản phẩm được sản xuất, đóng gói, lưu giữ và vận chuyển bảo đảm an toàn thực phẩm dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền/ The product(s) described above was/were produced, packed, stored and transported under sanitary condition, which were under the supervision of competent authority. | |
Nơi phát hành/Place of issue: | Ngày phát hành/ Date of issue: |
Dấu của Cơ quan có thẩm quyền/ Stamp of Competent Authority | Tên, chữ ký cán bộ có thẩm quyền/Name, Signature of Authorized Officer |
- 1Chỉ thị 2886/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, xông hơi khử trùng đối với các lô hàng nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công điện 05/CĐ-BNN-BVTV về tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau và quả xuất khẩu sang thị trường EU do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 3Công văn 2125/QLCL-CL2 năm 2013 góp ý dự thảo Thông tư kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Thông tư 39/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Công văn 1608/BCT-KHCN năm 2019 về thông báo phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do Bộ Công Thương ban hành
- 6Công văn 358/TY-KD năm 2019 về kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các lô hàng sản phẩm động vật, thủy sản nhập khẩu làm thực phẩm do Cục Thú y ban hành
- 7Quyết định 1882/QĐ-BCT năm 2019 về chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
- 8Thông tư 17/2021/TT-BTC năm 2021 sửa đổi Thông tư 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Chỉ thị 2886/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, xông hơi khử trùng đối với các lô hàng nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công điện 05/CĐ-BNN-BVTV về tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau và quả xuất khẩu sang thị trường EU do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 5Công văn 2125/QLCL-CL2 năm 2013 góp ý dự thảo Thông tư kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm hàng hóa thực vật xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 6Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 8Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 9Thông tư 39/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 10Công văn 1608/BCT-KHCN năm 2019 về thông báo phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do Bộ Công Thương ban hành
- 11Công văn 358/TY-KD năm 2019 về kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các lô hàng sản phẩm động vật, thủy sản nhập khẩu làm thực phẩm do Cục Thú y ban hành
- 12Quyết định 1882/QĐ-BCT năm 2019 về chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
- 13Thông tư 17/2021/TT-BTC năm 2021 sửa đổi Thông tư 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 44/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/12/2018
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 91 đến số 92
- Ngày hiệu lực: 22/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra