Điều 21 Thông tư 44/2014/TT-BGTVT về phương thức liên lạc không - địa hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 21. Phương thức khai thác ADS/CPDLC
1. Khi bay vào vùng trời có liên lạc dữ liệu, tất cả tàu bay có thiết lập liên lạc dữ liệu với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải chuyển dữ liệu báo cáo vị trí của tàu bay thông qua ADS/CPDLC tại ranh giới vùng thông báo bay. Nếu báo cáo vị trí CPDLC đã được gửi trên phương thức FOM và tổ lái đã nhận được điện văn trả lời từ cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu chuyển tới, thì tổ lái không cần thiết phải báo cáo vị trí của tàu bay một lần nữa qua liên lạc thoại, trừ khi có yêu cầu của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Liên lạc giữa cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và tổ lái được bắt đầu bằng liên lạc thoại sẽ được kết thúc bằng liên lạc thoại và liên lạc được bắt đầu bằng ADS/CPDLC sẽ được kết thúc bằng ADS/CPDLC để đảm bảo sự đồng bộ, chính xác của điện văn.
3. ADS/CPDLC phải là phương thức liên lạc chính khi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hướng dẫn tổ lái để “MONITOR [tên cơ quan] [tần số]”.
4. Tổ lái đáp lại bằng cụm từ “WILCO” có nghĩa rằng chỉ dẫn đã nhận đủ, rõ và sẽ tuân theo.
5. Không bắt buộc tổ lái nhắc lại huấn lệnh của ATS, chỉ dẫn phát qua CPDLC.
6. Điện văn chờ (STAND BY) được dùng để chỉ rằng yêu cầu đang được xử lý và chờ một thời gian ngắn.
7. Điện văn yêu cầu được lùi chậm lại (REQUEST DEFERRED) được dùng để chỉ rằng yêu cầu đang được xử lý và chờ lâu (thời gian dài).
8. Nội dung của một điện văn CPDLC gửi đi chỉ chứa đựng một yêu cầu huấn lệnh để tránh hiểu nhầm có thể xảy ra.
9. Nếu có những yêu cầu huấn lệnh chứa đựng trong cùng một điện văn nhận được và KSVKL chưa thể giải quyết được tất cả các yêu cầu đó, thì chuyển điện văn trả lời lên cho tàu bay với nội dung UNABLE trước. Sau đó, KSVKL phải trả lời từng nội dung một, mỗi một nội dung trong một điện văn riêng lẻ đáp ứng theo yêu cầu của tổ lái.
10. Trong trường hợp có nghi ngờ về nội dung trong một điện văn thì việc làm rõ điện văn phải thực hiện thông qua liên lạc thoại.
11. Các thành phần điện văn được định dạng trước theo tiêu chuẩn sẽ được sử dụng trong mọi trường hợp. Các thành phần điện văn không định dạng sẽ chỉ được sử dụng khi không có thành phần điện văn định dạng trước phù hợp hoặc khi bổ sung cho thành phần điện văn được định dạng trước đã có sẵn. Yêu cầu xin cấp huấn lệnh được chuyển xuống và việc cấp huấn lệnh được chuyển lên được thực hiện bằng việc sử dụng các thành phần điện văn có định dạng trước.
12. Phải sử dụng thuật ngữ không lưu và định dạng điện văn tiêu chuẩn khi nhận được điện văn không tiêu chuẩn. Không được sử dụng từ hoặc cụm từ không có trong quy định.
Thông tư 44/2014/TT-BGTVT về phương thức liên lạc không - địa hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Quy ước viết tắt
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Quy định chung đối với việc đảm bảo liên lạc không - địa
- Điều 5. Các phương thức liên lạc không - địa
- Điều 6. Quy định chung
- Điều 7. Quy định về kỹ thuật phát
- Điều 8. Quy định về cách phát âm các chữ cái
- Điều 9. Quy định cách phát âm các chữ số
- Điều 10. Quy định cách phát thời gian
- Điều 11. Quy định cách hiểu các từ, cụm từ chuẩn trong liên lạc không - địa
- Điều 12. Quy định về tên gọi
- Điều 13. Quy định về liên lạc
- Điều 14. Phương thức kiểm tra liên lạc
- Điều 15. Quy định về phát một số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt
- Điều 16. Huấn lệnh về độ cao, mực bay
- Điều 17. Báo cáo vị trí
- Điều 18. Kế hoạch bay
- Điều 19. Vùng trời có liên lạc đường truyền dữ liệu
- Điều 20. Phương thức đăng nhập ADS/CPDLC
- Điều 21. Phương thức khai thác ADS/CPDLC
- Điều 22. Giới hạn của dịch vụ ADS/CPDLC
- Điều 23. Kết thúc dịch vụ liên lạc dữ liệu ADS/CPDLC
- Điều 24. Điền kế hoạch bay
- Điều 25. Mất kết nối liên lạc dữ liệu
- Điều 26. Địa chỉ tiếp nhận báo cáo sự cố