Điều 16 Thông tư 44/2011/TT-BTC về hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành
Điều 16. Kiểm tra và xử lý đơn
1. Nội dung kiểm tra đơn.
a) Đơn yêu cầu, các tài liệu có liên quan đã đầy đủ theo quy định tại khoản 1, Điều 14 và khoản 1, Điều 15 Thông tư.
b) Thẩm quyền tiếp nhận đơn của cơ quan hải quan.
c) Tư cách của người nộp đơn theo quy định của pháp luật.
d) Thời hạn hiệu lực của các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
e) Tài liệu, mẫu vật, hiện vật (hoặc ảnh chụp) phù hợp với nội dung quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ hoặc nội dung tố cáo hành vi vi phạm.
g) Nội dung ủy quyền phù hợp với chức năng hoạt động của cơ quan Hải quan và của người nộp đơn (trường hợp ủy quyền nộp đơn).
2. Thời hạn xử lý đơn.
Chậm nhất 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chậm nhất 16 (mười sáu) giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn. Đối với Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan thay cho thông báo chấp nhận đơn.
3. Từ chối tiếp nhận Đơn.
Cơ quan hải quan từ chối tiếp nhận đơn trong các trường hợp.
a) Đơn gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn.
b) Có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách nộp đơn theo quy định của pháp luật.
c) Đơn có thiếu sót và mặc dù đã được yêu cầu sửa chữa nhưng người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu.
d) Trong thời gian thụ lý đơn, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Triển khai thực hiện Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
a) Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) chuyển Đơn và thông báo chấp nhận đơn tới các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Đội Kiểm soát trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận thông báo, Đơn từ Tổng cục Hải quan và chuyển tới Chi cục Hải quan, Phòng chức năng liên quan và Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục.
c) Chi cục Hải quan tiếp nhận thông báo, Đơn từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố và chuyển tới các Đội, Tổ nghiệp vụ, cá nhân liên quan.
5. Triển khai thực hiện Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.
a) Căn cứ tính chất, mức độ của vụ việc và của hành vi vi phạm hoặc từng trường hợp cụ thể, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi trực tiếp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm hoặc lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để triển khai thực hiện trong trường hợp cơ quan tiếp nhận đơn là Tổng cục Hải quan /Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Lãnh đạo Chi cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức, triển khai tới các Đội, Tổ nghiệp vụ và cá nhân liên quan để thực hiện trong trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đơn.
Thông tư 44/2011/TT-BTC về hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan
- Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 8. Kiểm tra hải quan
- Điều 9. Thông báo về hàng hóa có nghi ngờ
- Điều 10. Tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 11. Tiếp tục làm thủ tục hải quan
- Điều 14. Quy định về đơn yêu cầu
- Điều 15. Tài liệu kèm theo Đơn yêu cầu
- Điều 16. Kiểm tra và xử lý đơn
- Điều 17. Chấm dứt hiệu lực đơn yêu cầu