Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 10. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
1. Trạm thường trực chống va trôi
Trạm thường trực chống va trôi được đặt ở thượng lưu khu vực công trình không quá 300 mét.
2. Báo hiệu thường trực chống va trôi
Việc bố trí báo hiệu thường trực chống va trôi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và
3. Phương tiện, nhân lực tại các trạm thường trực chống va trôi
a) Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 150 CV đến 250 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 40 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực chống va trôi để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định;
b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực thường trực chống va trôi, hỗ trợ, cứu nạn được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy thường trực chống va trôi (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên thường trực chống va trôi (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 7 người/ca;
c) Quy định về số giờ nổ máy cửa các phương tiện để thực hiện chống va trôi tại hiện trường:
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại
Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại
Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên: số giờ nổ máy của phương tiện là 0,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại
d) Các dụng cụ, trang thiết bị tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu trạm thường trực (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc...); 01 bộ loa nén/phương tiện; 01 cờ hiệu/phương tiện; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại)/phương tiện; 02 đèn pin; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định, các trang thiết bị còn hoạt động tốt.
Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 42/2021/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
- Điều 4. Các trường hợp chống va trôi
- Điều 5. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
- Điều 6. Các biện pháp tổ chức công tác chống va trôi
- Điều 7. Nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
- Điều 8. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
- Điều 9. Nội dung công tác chống va trôi
- Điều 10. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
- Điều 11. Lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
- Điều 12. Lập, phê duyệt kế hoạch chống va trôi
- Điều 13. Nguồn kinh phí đảm bảo công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi
- Điều 14. Giám sát công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi
- Điều 15. Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi
- Điều 16. Các trường hợp hạn chế, thẩm quyền công bố hạn chế và thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa
- Điều 17. Nội dung, yêu cầu về hạn chế giao thông đường thủy nội địa
- Điều 18. Quy định về công tác phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện hoặc sự cố hạ tầng giao thông