Điều 24 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
1. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
a) Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học của học sinh theo từng mô - đun cụ thể thông qua việc chấm điểm kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra đánh giá khác.
b) Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện tại thời điểm được quy định trong đề cương chi tiết của mô đun, có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết có thời gian làm bài từ 30 đến 45 phút; làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
2. Cách thức thực hiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
a) Kiểm tra đánh giá quá trình học do giáo viên giảng dạy mô - đun thực hiện theo những yêu cầu sau:
- Nội dung kiểm tra là những nội dung được quy định trong mô - đun đào tạo đã giảng dạy cho học sinh;
- Nội dung cụ thể và hình thức kiểm tra thường xuyên do giáo viên tự quyết định;
- Nội dung và hình thức kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết mô - đun của chương trình đào tạo.
b) Các bài kiểm tra theo hình thức kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập sau khi chấm phải trả lại cho học sinh ngay sau khi công bố điểm kiểm tra.
3. Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng mô - đun cụ thể được thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp, bảo đảm trong một mô - đun mỗi người học có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
4. Học sinh không dự kiểm tra nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 (không) cho bài kiểm tra đó. Trường hợp có lý do chính đáng thì được giáo viên giảng dạy mô - đun tổ chức làm bài kiểm tra bổ sung.
Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Điều 4. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
- Điều 5. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
- Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 7. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 8. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
- Điều 9. Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo
- Điều 10. Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
- Điều 11. Quy trình biên soạn giáo trình đào tạo
- Điều 12. Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo
- Điều 13. Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
- Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
- Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh
- Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp
- Điều 17. Thời gian hoạt động đào tạo
- Điều 18. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo
- Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
- Điều 20. Nghỉ học tạm thời
- Điều 21. Buộc thôi học, tự thôi học
- Điều 22. Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
- Điều 23. Đánh giá, công nhận kết quả học tập
- Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
- Điều 25. Kiểm tra kết thúc mô - đun
- Điều 26. Kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học (dưới đây gọi là thi kết thúc khóa học)
- Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp