Điều 19 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo
a) Kế hoạch đào tạo đối với khóa học: Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung: mục tiêu đào tạo, số lượng mô - đun, tên từng mô - đun đào tạo; thời gian thực hiện; thời gian kiểm tra, hoặc thi kết thúc khóa học; địa điểm thực hiện.
b) Kế hoạch đào tạo đối với kỳ học hoặc đợt học: phải thể hiện được các nội dung: tên mô - đun đào tạo; thời gian thực hiện, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc; thời gian kiểm tra; giáo viên, người dạy và địa điểm thực hiện.
Đầu khóa học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo cho người học về quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo của khóa học, kỳ học hoặc đợt học; nội dung chương trình đào tạo bắt buộc và tự chọn cho cả khóa học, từng kỳ học hoặc đợt học; danh sách mô - đun sẽ được giảng dạy; lịch kiểm tra, thi, hình thức kiểm tra, thi kết thúc hoặc công nhận kết quả; quyền lợi và nghĩa vụ của người học.
2. Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy
a) Giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
b) Cơ sở đào tạo sơ cấp phải bố trí đủ giáo viên giảng dạy phù hợp từng nội dung trong chương trình đào tạo.
3. Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo
a) Tổ chức lớp
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học.
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.
- Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.
b) Địa điểm đào tạo
Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,... theo yêu cầu của từng mô - đun, chương trình đào tạo.
4. Tổ chức giảng dạy
a) Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô - đun giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.
b) Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mô - đun đã học và tổ chức giảng dạy mô - đun tiếp theo của chương trình đào tạo.
c) Trường hợp đào tạo thường xuyên trình độ sơ cấp, khi kết thúc kỳ học hoặc đợt học, người học làm công việc họ được dạy tại nơi ở, nơi làm việc hoặc tự ôn, luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề để chuẩn bị kiểm tra kết thúc mô - đun đã học và học mô - đun, kỳ học hoặc đợt học tiếp theo.
Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Điều 4. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
- Điều 5. Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
- Điều 6. Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 7. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
- Điều 8. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
- Điều 9. Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo
- Điều 10. Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
- Điều 11. Quy trình biên soạn giáo trình đào tạo
- Điều 12. Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo
- Điều 13. Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
- Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
- Điều 15. Đối tượng và hình thức tuyển sinh
- Điều 16. Đăng ký học trình độ sơ cấp
- Điều 17. Thời gian hoạt động đào tạo
- Điều 18. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo
- Điều 19. Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
- Điều 20. Nghỉ học tạm thời
- Điều 21. Buộc thôi học, tự thôi học
- Điều 22. Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
- Điều 23. Đánh giá, công nhận kết quả học tập
- Điều 24. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ
- Điều 25. Kiểm tra kết thúc mô - đun
- Điều 26. Kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học (dưới đây gọi là thi kết thúc khóa học)
- Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp