Điều 4 Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 4. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
Tùy theo điều kiện hạn chế của đường thủy nội địa, công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi được tổ chức bằng các biện pháp phù hợp theo quy định sau:
1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≤ 200 mét;
2. Bằng 1 trạm điều tiết khống chế khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế > 200 mét và < 500 mét;
3. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế khi:
a) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≥ 500 mét;
b) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với tĩnh không hạn chế của các công trình vượt sông ≤ 2/3 tĩnh không công trình theo quy định.
4. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế và bố trí thêm 1 trạm điều tiết khống chế trung tâm trong trường hợp thi công các hạng mục công trình nằm trong luồng chạy tàu có thời gian thi công kéo dài hơn 5 ngày.
Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
- Điều 4. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
- Điều 5. Nội dung công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
- Điều 6. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
- Điều 7. Nội dung công tác chống va trôi
- Điều 8. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
- Điều 9. Phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện