Chương 2 Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ ĐẢM BẢO GIAO THÔNG VÀ CHỐNG VA TRÔI
Điều 5. Nội dung công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
1. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết theo quy định.
3. Hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đã công bố.
4. Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết.
6. Thông báo quy chế đi lại cho các phương tiện giao thông qua lại khu vực điều tiết.
7. Ghi chép sổ sách, nhật ký và báo cáo theo quy định.
Điều 6. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
1. Trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông phải thuận tiện khi điều hành, dễ bao quát, không bị che khuất tầm nhìn thuận lợi cho công tác cảnh giới và đặt tại các vị trí quy định như sau:
a) Trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông về phía thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 800 mét;
b) Trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông về phía hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 500 mét;
2. Báo hiệu điều tiết khống chế đảm bảo giao thông:
a) Báo hiệu trên bờ tại một trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông bao gồm:
- Báo hiệu cấm đỗ: | 01 biển |
- Báo hiệu được phép đậu đỗ: | 01 biển |
- Báo hiệu điều khiển sự đi lại: | 01 bộ |
- Báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ: | 01 biển |
- Báo hiệu cấm vượt: | 01 biển |
- Báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế: | 01 biển |
- Báo hiệu chiều sâu bị hạn chế: | 01 biển |
- Báo hiệu chiều rộng bị hạn chế: | 01 biển |
- Báo hiệu quy định lai dắt: | 01 biển |
- Báo hiệu cấm quay trở: | 01 biển |
b) Báo hiệu dưới nước:
- Nếu khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy;
- Nếu khu vực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy;
c) Việc bố trí báo hiệu được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế luồng lạch để hướng dẫn phương tiện qua lại khu vực được an toàn:
- Báo hiệu thông báo (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở và báo hiệu chiều rộng bị hạn chế) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu. Báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết đảm bảo giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu;
- Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);
- Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu;
- Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu hạn chế, báo hiệu chiều rộng hạn chế;
- Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 5m;
- Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.
3. Phương tiện, nhân lực điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
a) Đối với phương tiện: Mỗi trạm bố trí tối thiểu một tàu có công suất 33-90 mã lực (CV) và tối thiểu một xuồng cao tốc có công suất 25-40 mã lực (CV);
b) Đối với nhân lực:
- Trên phương tiện được bố trí với định biên theo các quy định hiện hành.
- Nhân lực điều tiết được bố trí tối thiểu như sau:
Chỉ huy điều tiết (cấp bậc thợ 4-5): 01 người/ca;
Nhân viên trực tại mỗi trạm (cấp bậc thợ 3-5): 02 người/ca;
Lực lượng phối hợp tại mỗi trạm (khi cần thiết): 01 người/ca.
c) Các dụng cụ, thiết bị khác:
Các dụng cụ, thiết bị khác tối thiểu cho 01 trạm bao gồm:
- Bảng hiệu: | 01 cái; |
- Loa nén: | 01 bộ; |
- Cờ hiệu: | 02 cờ; |
- Tủ thuốc cứu sinh: | 01 tủ; |
- Bộ đàm (điện thoại): | 01 bộ; |
- Đèn pin: | 03 cái; |
- Dụng cụ cứu sinh: | đủ theo quy định; |
- Thước đọc mực nước: | 01 cái; |
- Ống nhòm: | 01 cái. |
Điều 7. Nội dung công tác chống va trôi
1. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực thường trực chống va trôi, cứu hộ, cứu nạn theo phương án được duyệt.
2. Tổ chức cứu hộ, hỗ trợ các phương tiện không có khả năng đi qua khu vực thường trực chống va trôi khi được yêu cầu hoặc thấy có nguy cơ xảy ra mất an toàn.
3. Tổ chức cứu nạn hoặc phối hợp với các lực lượng khác cứu nạn khi có sự cố, tai nạn xảy ra.
4. Thông báo cho các phương tiện giao thông qua lại biết địa điểm thường trực, hình thức, địa chỉ liên lạc và chức năng nhiệm vụ của trạm thường trực chống va trôi, cứu hộ, cứu nạn.
5. Ghi chép sổ sách, nhật ký và báo cáo theo quy định.
Điều 8. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
1. Trạm thường trực chống va trôi
a) Trạm thường trực chống va trôi được bố trí cùng phía với trạm điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đặt ở thượng lưu.
b) Trong trường hợp chống va trôi không kết hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thì trạm thường trực được đặt ở thượng lưu khu vực công trình không quá 300 mét.
2. Báo hiệu thường trực chống va trôi
a) Trường hợp thường trực chống va trôi kết hợp với điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thì hệ thống báo hiệu theo phương án điều tiết khống chế đảm bảo giao thông đã có.
b) Trường hợp thường trực chống va trôi độc lập thì hệ thống báo hiệu được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế luồng lạch.
- Báo hiệu thông báo bố trí trên cột đặt trên bờ phía ngoài vị trí đặt trạm thường trực chống va trôi. Báo hiệu đầu tiên đặt cách trạm thường trực không quá 800 mét (phía thượng lưu) và 500 mét (phía hạ lưu);
- Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ qua luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên tờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);
- Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo như sau: báo hiệu chỉ dẫn, báo hiệu thông báo cấm, báo hiệu thông báo hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt.
3. Phương tiện, nhân lực thường trực chống va trôi
a) Phương tiện:
- Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất 150 – 250 mã lực (CV) và tối thiểu một xuồng cao tốc có công suất 25 – 40 mã lực (CV);
- Những nơi luồng lạch phức tạp, nguy hiểm, mật độ phương tiện lớn có thể bố trí thêm tàu và xuồng cao tốc có công suất lớn và cẩu nổi ≥ 40 tấn kèm theo trang thiết bị và thợ lặn để làm nhiệm vụ cứu hộ khi phương tiện gặp sự cố.
b) Nhân lực trên phương tiện, thiết bị:
Nhân lực trên phương tiện, thiết bị định biên theo các quy định hiện hành, trong đó nhân lực thường trực chống va trôi được bố trí tối thiểu như sau:
- Chỉ huy thường trực chống va trôi (cấp bậc thợ 4-5): 01 người/ca;
- Nhân viên thường trực chống va trôi (cấp bậc thợ 3): 03 người/ca;
c) Các dụng cụ, trang thiết bị khác tối thiểu cho 1 trạm bao gồm:
- Bảng hiệu trạm thường trực: | 01 cái; |
- Loa nén: | 01 bộ/phương tiện; |
- Cờ hiệu (cờ đuôi nheo): | 02 cờ/phương tiện; |
- Tủ thuốc cứu sinh: | 01 tủ; |
- Bộ đàm (điện thoại): | 01 bộ/phương tiện; |
- Đèn pin: | 03 cái/phương tiện; |
- Dụng cụ cứu sinh: | đủ theo quy định; |
- Ống nhòm: | 01 cái. |
Điều 9. Phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện
1. Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chủ động tích cực cùng phối hợp khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm nhằm giảm nhẹ hậu quả của tai nạn, nhanh chóng khôi phục giao thông đường thủy nội địa.
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm trên đường thủy nội địa quốc gia.
3. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm trên đường thủy nội địa địa phương;
4. Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị chìm đắm chịu trách nhiệm trục vớt phương tiện và thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm gây ra trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thủy nội địa quy định; nếu không thực hiện việc trục vớt phương tiện và thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện việc trục vớt và thanh thải vật chướng ngại đó.
6. Trong quá trình giải quyết khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm, đơn vị đường thủy nội địa có trách nhiệm thường xuyên báo cáo trực tiếp cơ quan quản lý cấp trên và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư 40/2010/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
- Điều 4. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi
- Điều 5. Nội dung công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
- Điều 6. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
- Điều 7. Nội dung công tác chống va trôi
- Điều 8. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi
- Điều 9. Phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện