Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập mô hình số độ cao bằng công nghệ bay quét LiDAR do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 4. Cơ sở toán học của mô hình số độ cao
1. Mô hình số độ cao được thành lập theo Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, múi chiếu, kinh tuyến trục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
2. Hệ độ cao sử dụng trong việc xây dựng mô hình số độ cao là hệ độ cao quốc gia hiện hành.
3. Mô hình Geoid sử dụng là mô hình Geoid địa phương có độ chính xác cao nhất hiện có. Trường hợp khu đo chưa xây dựng được mô hình Geoid địa phương và phạm vi khu đo hẹp (khoảng 50km x 50km) được phép sử dụng mô hình Geoid toàn cầu EGM2008. Trường hợp khu đo chưa xây dựng được mô hình Geoid địa phương nhưng có phạm vi rộng hoặc ở khu vực vùng núi phải xây dựng mô hình Geoid địa phương chính xác cho khu vực đó. Phương án xây dựng mô hình Geoid địa phương phải được nêu rõ trong Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán.
4. Mô hình số độ cao (DEM) được thành lập bằng công nghệ LiDAR được thể hiện dưới dạng lưới ô vuông (GRID) hoặc các định dạng khác tùy theo yêu cầu.
Thông tư 39/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập mô hình số độ cao bằng công nghệ bay quét LiDAR do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 4. Cơ sở toán học của mô hình số độ cao
- Điều 5. Quy trình thành lập mô hình số độ cao và bình đồ ảnh số bằng công nghệ bay quét LiDAR
- Điều 6. Công tác chuẩn bị
- Điều 7. Lập thiết kế bay quét
- Điều 8. Bố trí và đo nối trạm GNSS Base station và các tổ trực thời tiết
- Điều 9. Xây dựng bãi chuẩn hiệu chỉnh mặt phẳng và độ cao
- Điều 10. Bay quét LiDAR và chụp ảnh số
- Điều 11. Xử lý dữ liệu
- Điều 12. Thành lập mô hình số độ cao và bình đồ ảnh số
- Điều 13. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
- Điều 14. Giao nộp dữ liệu, sản phẩm