Hệ thống pháp luật

Điều 7 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Điều 7. Phương pháp xác định số dự phòng rủi ro cần phải trích lập

1. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập được tính toán theo công thức sau:

2. Phương pháp tính dự phòng cụ thể của các khoản mục tài sản có rủi ro:

a) Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:

- Đối tượng: tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.

- Phương pháp tính dự phòng:

Trong đó:

Số dư tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài được tính tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:

• Nhóm 1: 0%;

• Nhóm 2: 20%;

• Nhóm 3: 100%.

b) Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế:

- Đối tượng: các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.

- Phương pháp tính dự phòng:

Trong đó:

Số lượng từng loại chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

Giá trị chứng khoán ghi trên sổ kế toán là giá trị ghi sổ của chứng khoán tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

Giá thị trường của chứng khoán là giá đóng cửa trên thị trường tài chính của quốc gia phát hành loại tiền tệ được sử dụng làm đơn vị định giá chứng khoán tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro.

c) Hoạt động tái cấp vốn:

- Đối tượng: các khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước có khả năng bị tổn thất.

- Phương pháp tính dự phòng:

Trong đó:

Số dư nợ gốc của từng khoản tái cấp vốn tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định như sau:

• Trường hợp tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá:

(i) Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm bằng Mệnh giá giấy tờ có giá (đối với giấy tờ có giá chưa niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán) hoặc giá niêm yết (đối với giấy tờ có giá đã niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán) nhân 100%.

(ii) Giá niêm yết được lấy theo giá tham chiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro.

• Trường hợp tài sản bảo đảm là các hình thức khác: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm bằng không.

Trường hợp giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm lớn hơn số dư nợ gốc thì số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bằng không.

Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:

• Nhóm 1: 0%;

• Nhóm 2: 5%;

• Nhóm 3: 20%;

• Nhóm 4: 50%;

• Nhóm 5: 100%.

d) Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước:

- Đối tượng: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

- Phương pháp tính dự phòng:

Trong đó:

Giá trị các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:

• Nhóm 1: 0%;

• Nhóm 2: 10%;

• Nhóm 3: 100%.

đ) Các khoản phải thu khác:

- Đối tượng: Các khoản phải thu khác đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng đối tượng phải thu là tổ chức đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; đối tượng phải thu là cá nhân mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

- Phương pháp tính dự phòng:

Trong đó:

Giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;

Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:

• Nhóm 1: 0%;

• Nhóm 2: 30%;

• Nhóm 3: 50%;

• Nhóm 4: 70%;

• Nhóm 5: 100%.

3. Dự phòng chung:

Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng tài sản có của Ngân hàng Nhà nước, số liệu về tổng tài sản có của Ngân hàng Nhà nước được lấy trên Bảng Cân đối kế toán Quý 3 của năm xác định dự phòng rủi ro.

Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Số hiệu: 39/2013/TT-NHNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đào Minh Tú
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 155 đến số 156
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH