Chương 1 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý tổn thất hoặc coi như tổn thất (sau đây gọi là các khoản tổn thất) trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước:
- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;
- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;
- Tái cấp vốn;
- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
- Các khoản phải thu khác;
b) Các khoản tổn thất khác.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng Nhà nước là tổn thất có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Khả năng tổn thất đối với tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do khách hàng, đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Khả năng tổn thất do việc giảm giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vàng và chứng khoán đã đầu tư;
c) Khả năng tổn thất do những nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Khoản dự phòng rủi ro là tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm để bù đắp tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
3. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và được tính toán theo quy định tại
4. Dự phòng cụ thể là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng tài sản có rủi ro cụ thể.
5. Dự phòng chung là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
6. Số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập là khoản dự phòng rủi ro đã trích lập nhưng chưa sử dụng trước thời điểm trích lập dự phòng rủi ro.
7. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập là khoản dự phòng rủi ro đã trích lập nhưng chưa sử dụng sau thời điểm trích lập dự phòng rủi ro.
8. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bổ sung là phần chênh lệch dương giữa Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập và Số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập.
9. Số dự phòng rủi ro cần phải hoàn nhập là phần chênh lệch âm giữa Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập và Số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập.
10. Số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính là số dự phòng rủi ro được trích lập và hạch toán vào chi phí trong năm tài chính. Việc xác định Số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính được thực hiện quy định tại
Điều 3. Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.
2. Việc trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
4. Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
5. Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
6. Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Thời điểm xác định, trích lập và hạch toán dự phòng rủi ro
Thời điểm xác định, trích lập và hạch toán dự phòng rủi ro là thời điểm cuối kỳ kế toán năm (cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm).
Điều 5. Thẩm quyền xử lý tổn thất bằng khoản dự phòng rủi ro
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xử lý tổn thất.
Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
- Điều 4. Thời điểm xác định, trích lập và hạch toán dự phòng rủi ro
- Điều 5. Thẩm quyền xử lý tổn thất bằng khoản dự phòng rủi ro
- Điều 6. Phân loại tài sản có rủi ro
- Điều 7. Phương pháp xác định số dự phòng rủi ro cần phải trích lập
- Điều 8. Trình tự xác định, trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính
- Điều 9. Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý
- Điều 10. Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất
- Điều 11. Trình tự xử lý tổn thất
- Điều 12. Thành phần Hội đồng xử lý tổn thất
- Điều 13. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý tổn thất
- Điều 14. Quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý