Điều 3 Thông tư 37/2022/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau:
1. Nhà xuất khẩu là cá nhân hoặc pháp nhân tại nước thành viên xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa từ chính nước đó.
2. Tàu chế biến của nước thành viên hoặc tàu của nước thành viên là tàu:
a) Được đăng ký tại nước thành viên đó.
b) Được phép treo cờ của nước thành viên đó.
c) Ít nhất 50% thuộc sở hữu của công dân của một hay nhiều nước thành viên, hoặc thuộc sở hữu của một pháp nhân có trụ sở chính đặt tại một nước thành viên, trong đó các đại diện, chủ tịch hội đồng quản trị và đa phần các thành viên của hội đồng quản trị đó là công dân của một hoặc nhiều nước thành viên, và ít nhất 50% cổ tức thuộc sở hữu của công dân hoặc pháp nhân của một hoặc nhiều nước thành viên.
d) Có ít nhất 75% trong tổng số thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ trên tàu là công dân của một hoặc nhiều nước thành viên.
3. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập các báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn và thủ tục thực hiện cụ thể.
4. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.
5. Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại có chất lượng như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật và một khi các nguyên liệu này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn nào.
6. Nhà nhập khẩu là cá nhân hoặc pháp nhân nhập khẩu hàng hóa vào nước thành viên nhập khẩu.
7. Nguyên liệu bao gồm bất kỳ vật liệu hay chất liệu nào được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc được kết hợp lại để tạo ra một hàng hóa, hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một hàng hóa khác.
8. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo các quy định tại Thông tư này.
9. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là hàng hóa được sử dụng để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói chứa đựng sản phẩm dùng để bán lẻ.
10. Hưởng ưu đãi thuế quan là việc áp dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu.
11. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa, bao gồm việc trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu nhặt, thu lượm, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp hàng hóa.
12. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan, theo pháp luật và quy định của mỗi nước thành viên, chịu trách nhiệm cấp C/O hoặc chỉ định các cơ quan hoặc tổ chức khác cấp C/O. Những cơ quan, tổ chức thực hiện việc cấp C/O sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức cấp C/O.
13. Cơ quan có thẩm quyền liên quan là cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu mà không phải là cơ quan hải quan của nước đó chịu trách nhiệm kiểm tra và tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất tại nước thành viên nhập khẩu.
Thông tư 37/2022/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
- Điều 9. De Minimis
- Điều 10. Cộng gộp
- Điều 11. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 12. Vận chuyển trực tiếp
- Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói
- Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác
- Điều 15. Các nguyên liệu trung gian
- Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
- Điều 17. Đề nghị cấp C/O
- Điều 18. C/O
- Điều 19. Cấp C/O
- Điều 20. Các sửa đổi
- Điều 21. Mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng C/O
- Điều 22. Quy định về miễn C/O
- Điều 23. Cấp sau C/O
- Điều 24. Chứng từ đối với trường hợp cộng gộp
- Điều 25. C/O giáp lưng đối với việc xuất khẩu một phần lô hàng
- Điều 26. Ghi mã số HS trên C/O
- Điều 27. Nộp C/O
- Điều 28. Hiệu lực của C/O
- Điều 29. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 30. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
- Điều 31. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu
- Điều 32. Xác định xuất xứ và cho hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 33. Bảo mật thông tin