Điều 27 Thông tư 37/2022/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu phải nộp các chứng từ sau cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu:
a) C/O còn giá trị hiệu lực.
b) Các chứng từ cần thiết khác theo quy định của pháp luật nước thành viên nhập khẩu (như hóa đơn thương mại, bao gồm cả hóa đơn thương mại do nước thứ ba phát hành và vận đơn chở suốt phát hành tại nước thành viên xuất khẩu).
2. Nhà nhập khẩu không phải nộp C/O đối với lô hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá hải quan không vượt quá hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) hoặc có trị giá hải quan tương đương tính theo đơn vị tiền tệ của nước thành viên xuất khẩu, hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định.
3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu được nhập khẩu qua một hoặc nhiều nước thành viên mà không phải là nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu, hoặc nhập khẩu qua các nước không phải là nước thành viên, nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nói trên nộp một trong các chứng từ sau:
a) Bản sao của vận đơn chở suốt.
b) Chứng nhận hoặc các thông tin khác do cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có liên quan của một hoặc nhiều nước thành viên hoặc của các nước không phải là thành viên cung cấp nhằm chứng minh hàng hóa đó không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng xuống tàu, chất lại hàng lên tàu và các công đoạn khác để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt tại các nước thành viên đó hoặc tại các nước không phải là thành viên.
4. Ngoại trừ quy định tại khoản 5 Điều 19 Thông tư nảy, hàng hóa có xuất xứ đã được cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp C/O (sau đây gọi là “C/O ban đầu”), sau đó tiếp tục được xuất khẩu từ nước thành viên nhập khẩu sang một nước thành viên khác, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên nhập khẩu có thể cấp một C/O giáp lưng và coi là một C/O mới cho hàng hóa có xuất xứ nếu nhà xuất khẩu tại nước thành viên nhập khẩu hoặc đại lý được ủy quyền đề nghị cấp C/O giáp lưng và nộp C/O ban đầu vẫn còn giá trị.
5. Khi một C/O giáp lưng được cấp theo quy định tại khoản 4 Điều này, hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này được coi là hàng hóa có xuất xứ tại nước thành viên nơi C/O ban đầu được cấp.
Thông tư 37/2022/TT-BCT về quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 8. Hàm lượng giá trị khu vực
- Điều 9. De Minimis
- Điều 10. Cộng gộp
- Điều 11. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 12. Vận chuyển trực tiếp
- Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói
- Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác
- Điều 15. Các nguyên liệu trung gian
- Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau
- Điều 17. Đề nghị cấp C/O
- Điều 18. C/O
- Điều 19. Cấp C/O
- Điều 20. Các sửa đổi
- Điều 21. Mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng C/O
- Điều 22. Quy định về miễn C/O
- Điều 23. Cấp sau C/O
- Điều 24. Chứng từ đối với trường hợp cộng gộp
- Điều 25. C/O giáp lưng đối với việc xuất khẩu một phần lô hàng
- Điều 26. Ghi mã số HS trên C/O
- Điều 27. Nộp C/O
- Điều 28. Hiệu lực của C/O
- Điều 29. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 30. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
- Điều 31. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu
- Điều 32. Xác định xuất xứ và cho hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 33. Bảo mật thông tin