Mục 5 Chương 2 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Mục 5. TỶ LỆ TỐI ĐA CỦA NGUỒN VỐN NGẮN HẠN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHO VAY TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN
Điều 17. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố) theo tỷ lệ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- A: là tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn.
- B: là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn quy định tại khoản 2 Điều này trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
- C: là nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 4 Điều này.
a) Các khoản sau đây có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở lên:
(i) Các khoản cho vay, cho thuê tài chính (bao gồm cả khoản cho vay, cho thuê tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam), trừ dư nợ cho vay, cho thuê tài chính bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và của tổ chức khác (bao gồm cả: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ) mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay, cho thuê tài chính này do Chính phủ, cá nhân và tổ chức này chịu;
(ii) Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay, cho thuê tài chính mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác chịu rủi ro;
(iii) Các khoản mua, đầu tư vào giấy tờ có giá, trừ giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
b) Dư nợ cho vay, dư nợ cho thuê tài chính, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá trung hạn và dài hạn bị quá hạn;
c) Dư nợ cho vay, số dư mua, đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn bị quá hạn, mà thời hạn cho vay, thời hạn đầu tư vào giấy tờ có giá cộng với thời gian quá hạn từ 12 tháng trở lên.
3. Nguồn vốn trung hạn, dài hạn bao gồm các khoản sau đây có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở lên:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam và tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), cá nhân;
b) Tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài;
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;
d) Khoản vay các tổ chức tài chính ở trong nước (không bao gồm tiền vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam) và khoản vay các tổ chức tài chính ở nước ngoài, trừ các khoản vay quy định tại điểm b khoản này;
đ) Vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ còn lại sau khi trừ các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật;
e) Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận không chia còn lại sau khi mua cổ phiếu quỹ.
4. Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản sau đây có thời hạn còn lại dưới 12 tháng:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam và tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước, nếu có), cá nhân;
b) Tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài, chi nhánh ở nước ngoài của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài;
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu;
d) Khoản vay các tổ chức tài chính ở trong nước (không bao gồm khoản vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) và khoản vay các tổ chức tài chính ở nước ngoài, trừ các khoản vay quy định tại điểm b khoản này.
a) Ngân hàng thương mại: 60%;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 60%;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 200%;
d) Ngân hàng hợp tác xã: 60%.
a) Ngân hàng thương mại nhà nước: 15%;
b) Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 35%;
c) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15%;
d) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5%;
đ) Ngân hàng hợp tác xã: 40%.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định nội bộ
- Điều 5. Hệ thống công nghệ thông tin
- Điều 6. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
- Điều 7. Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định
- Điều 10. Quản lý cấp tín dụng
- Điều 11. Trường hợp không được cấp tín dụng
- Điều 12. Hạn chế cấp tín dụng
- Điều 13. Giới hạn cấp tín dụng
- Điều 14. Điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu
- Điều 15. Tỷ lệ khả năng chi trả
- Điều 16. Quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả
- Điều 18. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính
- Điều 19. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của ngân hàng thương mại, công ty tài chính
- Điều 20. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 24. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
- Điều 25. Quy định chuyển tiếp về cấp tín dụng
- Điều 26. Quy định chuyển tiếp đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần
- Điều 27. Xử lý sau chuyển tiếp
- Điều 28. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước