Điều 19 Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Mọi khoản thu, chi tiền mặt phải căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ. Chứng từ kế toán của ngày nào phải thực hiện thu, chi ngay trong ngày đó, đồng thời phải ghi chính xác, kịp thời vào các sổ nghiệp vụ. Chứng từ thu, chi tiền mặt phải qua kế toán kiểm soát và được chuyển đến bộ phận thu, chi tiền bằng đường nội bộ.Việc ghi sổ nghiệp vụ phải tuân thủ khi chi ghi trước, khi thu ghi sau.
2. Trước khi thu, chi tiền mặt phải kiểm soát tính chất hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán; khi thu, chi phải kiểm đếm chính xác.
3. Khách hàng nộp tiền mặt phải chứng kiến công chức Kho bạc kiểm đếm. Trường hợp khách hàng nộp tiền nhưng việc kiểm đếm, giao nhận chưa hoàn thành do hết giờ làm việc, nếu khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại kho tiền của Kho bạc Nhà nước thì tự niêm phong bao, hòm tiền trước sự chứng kiến của Ban Quản lý kho và làm thủ tục gửi kho theo bao, hòm niêm phong.
4. Khách hàng khi nhận tiền mặt phải xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, ghi rõ họ tên và ký trên chứng từ, bảng kê chi tiền đồng thời kiểm đếm, xác nhận đã nhận đủ tiền trước khi rời khỏi quầy giao dịch của Kho bạc Nhà nước.
5. Trước khi chi tiền cho khách hàng, nếu bó tiền còn nguyên niêm phong thì công chức Kho bạc Nhà nước chi tiền phải xé, bỏ niêm phong và giao cho khách hàng kiểm đếm.
6. Trên chứng từ kế toán và bảng kê thu, chi (hoặc biên bản giao, nhận) phải có đủ chữ ký theo quy định. Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm đền bù số tiền mặt nếu thiếu, mất khi khách hàng đã ký tên trên chứng từ kế toán và bảng kê sau khi rời khỏi quầy giao dịch.
7. Không thu vào quỹ các loại tiền khách hàng đem nộp như tiền giả, tiền nghi giả, tiên mẫu, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông có tính chất phá hoại. Nếu phát hiện các loại tiền như trên, công chức Kho bạc Nhà nước thu tiền lập biên bản, giữ hiện vật và xử lý theo quy định.
Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 4. Thành phần Ban Quản lý kho tiền tại Kho bạc Nhà nước các cấp
- Điều 5. Trách nhiệm của Trưởng ban Quản lý kho tiền
- Điều 6. Trách nhiệm của thành viên Ban Quản lý kho tiền là kế toán trưởng
- Điều 7. Trách nhiệm của thành viên Ban Quản lý kho tiền là thủ kho
- Điều 8. Các chức danh kho quỹ
- Điều 9. Ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 10. Kho tiền và các trang thiết bị trong kho tiền
- Điều 11. Đối tượng bảo quản trong kho tiền của Kho bạc Nhà nước các cấp
- Điều 12. Mục đích vào kho tiền
- Điều 13. Đối tượng được phép vào kho tiền
- Điều 14. Quy định vào, ra kho tiền
- Điều 15. Bảo vệ kho tiền
- Điều 16. Nhập, xuất tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 17. Cách thức sắp xếp, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho tiền
- Điều 18. Quầy giao dịch và trang thiết bị tại quầy
- Điều 19. Thu, chi tiền mặt
- Điều 20. Kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền mặt
- Điều 21. Giao nhận tiền mặt
- Điều 22. Giao nhận, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong ngoại tệ
- Điều 23. Giao nhận giấy tờ có giá
- Điều 24. Bảo quản, sắp xếp tiền mặt, giấy tờ có giá
- Điều 25. Chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 26. Bảo quản, bàn giao chìa khóa sử dụng hàng ngày
- Điều 27. Bảo quản, bàn giao chìa khóa, hộp đựng chìa khóa dự phòng
- Điều 28. Trách nhiệm của công chức quản lý chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 29. Nguyên tắc tổ chức vận chuyển
- Điều 30. Trách nhiệm các cá nhân tham gia vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 31. Phương tiện vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 32. Kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý cuối ngày
- Điều 33. Kiểm kê định kỳ, đột xuất kho tiền