Điều 17 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Khi phát hiện hoặc nhận được thông báo công trình trên đường GTNT có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT phải thực hiện ngay các quy định sau:
a) Kiểm tra công trình, nếu cần thiết thì phải kiểm định chất lượng công trình;
b) Thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình trên đường GTNT;
c) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có sự cố công trình và cơ quan cấp trên của mình (nếu có);
d) Trong vòng 24 giờ phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với công trình cấp II trở lên hoặc công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa thì phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo quy định;
Cấp công trình quy định tại điểm này thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi chung là Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành khai thác đường GTNT thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Thực hiện các biện pháp phòng hộ để bảo đảm an toàn, hạn chế nguy cơ sập đổ công trình trên đường GTNT gây sự cố nghiêm trọng.
Trong trường hợp Chủ quản lý sử dụng đường GTNT không đủ năng lực và khả năng chuyên môn để thực hiện các biện pháp phòng hộ, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước và Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng hộ cho công trình.
2. Khi nhận được báo cáo hoặc khi phát hiện công trình trên đường GTNT có biểu hiện xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác sử dụng, Cơ quan quản lý nhà nước nhận được báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn Chủ quản lý sử dụng đường GTNT tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình, công trình nếu cần thiết;
b) Quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều này nếu Chủ quản lý sử dụng đường GTNT không có khả năng thực hiện;
c) Xử lý trách nhiệm Chủ quản lý sử dụng đường GTNT khi không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm thông báo cho Chủ quản lý sử dụng đường GTNT, Đơn vị quản lý đường GTNT, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp khi phát hiện sự cố hay xuống cấp về chất lượng của công trình trên đường GTNT, không bảo đảm an toàn để kịp thời xử lý theo các quy định tại Thông tư này.
4. Việc xử lý khi có sự cố công trình hoặc nguy cơ sự cố sập đổ công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và quy định tại khoản 3 Điều 30 và Điều 31 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
- Điều 4. Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
- Điều 5. Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT
- Điều 6. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT
- Điều 7. Nội dung Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT
- Điều 8. Sử dụng Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT và điều chỉnh Quy trình trong thời gian vận hành khai thác công trình
- Điều 9. Tiếp nhận đường GTNT hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác
- Điều 10. Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ đường GTNT
- Điều 11. Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ quản lý, vận hành khai thác đường GTNT
- Điều 12. Biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường GTNT
- Điều 13. Tổ chức giao thông trên đường GTNT
- Điều 14. Tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT
- Điều 15. Kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường GTNT
- Điều 16. Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện thực hiện ở bước tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật
- Điều 17. Xử lý đối với đường GTNT đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác; xử lý sự cố công trình
- Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 22. Trách nhiệm của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT
- Điều 23. Xử lý chuyển tiếp
- Điều 24. Hiệu lực thi hành
- Điều 25. Tổ chức thực hiện