Điều 26 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 26. Quan trắc phát thải tự động
1. Quan trắc nước thải tự động:
a) Các thông số quan trắc bao gồm: lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và các thông số đặc trưng theo loại hình (trong trường hợp có công nghệ, thiết bị quan trắc tự động phù hợp trên thị trường) theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
b) Hệ thống quan trắc nước thải tự động phải bao gồm thiết bị lấy mẫu tự động được niêm phong và quản lý bởi Sở Tài nguyên và Môi trường; phải lắp đặt thiết bị camera được kết nối internet để giám sát cửa xả của hệ thống xử lý nước thải và lưu giữ hình ảnh trong vòng 03 tháng gần nhất.
2. Quan trắc khí thải tự động:
a) Các thông số quan trắc được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp cơ sở có nhiều nguồn thải khí thải công nghiệp thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này, chủ cơ sở phải quan trắc tự động, liên tục tất cả các nguồn thải khí thải này.
3. Hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục phải hoạt động ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 31/2016/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/10/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Tuấn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1213 đến số 1214
- Ngày hiệu lực: 01/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp
- Điều 5. Yêu cầu về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cụm công nghiệp
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ sở trong cụm công nghiệp
- Điều 7. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp
- Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 10. Quản lý nước thải, chất thải rắn
- Điều 11. Cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Điều 12. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 13. Đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường
- Điều 14. Biện pháp quản lý đối với làng nghề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 15. Trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 17. Trách nhiệm của các cơ sở trong làng nghề
- Điều 18. Quản lý nước thải
- Điều 19. Quản lý chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
- Điều 20. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chuyển giao nước thải không nguy hại để xử lý
- Điều 21. Đối tượng và thời điểm lập phương án bảo vệ môi trường
- Điều 22. Nội dung phương án bảo vệ môi trường
- Điều 23. Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 24. Trách nhiệm thực hiện phương án bảo vệ môi trường