Điều 12 Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 12. Trách nhiệm của các nhà thầu thi công trên đường bộ đang khai thác
1. Lập hồ sơ đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để cấp phép thi công sau khi có sự thống nhất với đơn vị quản lý dự án;
Sau khi đã được cấp phép thi công, nhà thầu có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ để nhận bàn giao mặt bằng thi công và triển khai các bước tiếp theo; kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng thi công, nhà thầu phải chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn;
2. Cán bộ chỉ huy thi công của nhà thầu phải thường xuyên có mặt tại hiện trường để giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị quản lý dự án, cơ quan quản lý đường bộ và cơ quan liên quan khác để giải quyết kịp thời sự cố do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan gây ra làm giảm chất lượng công trình hoặc mất an toàn giao thông.
3. Triển khai công tác đảm bảo giao thông và bảo vệ môi trường trước khi thi công công trình. Trong suốt quá trình thi công phải thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời gian thi công đã được thống nhất và không được gây hư hại các công trình đường bộ hiện hữu; phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trong khi thi công theo quy định của giấy phép thi công và của pháp luật.
4. Khi thi công xong, phải thu dọn vật liệu thừa, thiết bị và các chướng ngại vật khác ra khỏi công trình và lập hồ sơ hoàn công kịp thời để bàn giao cho đơn vị quản lý. Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định.
5. Thực hiện đầy đủ, đúng nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định tại Chương VI của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống quốc lộ
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 5. Trách nhiệm của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đối với các dự án xây dựng trên đường bộ đang khai thác
- Điều 6. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 7. Trách nhiệm của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải
- Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị được giao kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị nhận đặt hàng, trúng thầu thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị quản lý cụm phà, bến phà (cầu phao)
- Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị quản lý dự án trong quản lý các dự án xây dựng cơ bản, sửa chữa đường bộ trên đường bộ đang khai thác
- Điều 12. Trách nhiệm của các nhà thầu thi công trên đường bộ đang khai thác
- Điều 13. Trách nhiệm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình đầu tư, thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
- Điều 14. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông
- Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 16. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ
- Điều 17. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
- Điều 18. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị được giao kế hoạch, đặt hàng, trúng thầu thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 19. Trách nhiệm của Giám đốc cụm phà, Bến trưởng bến phà (cầu phao)