Chương 1 Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc hệ thống quốc lộ.
2. Việc quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã), đường chuyên dùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng, căn cứ vào Thông tư này, để quy định cụ thể cho phù hợp.
1. Các tổ chức quy định tại
a) Bộ Giao thông vận tải, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (quản lý quốc lộ ủy thác);
b) Đơn vị quản lý dự án;
c) Đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ;
d) Đơn vị quản lý cụm phà, bến phà, cầu phao;
đ) Nhà thầu, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án;
e) Các tổ chức khác có liên quan.
2. Các cá nhân quy định tại
a) Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc cụm phà, Bến trưởng bến phà (cầu phao); Thủ trưởng đơn vị được giao kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ;
b) Các cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị quản lý dự án là ban quản lý dự án đại diện cho chủ đầu tư; tổ chức được phân cấp, ủy quyền hoặc trúng thầu quản lý dự án; tư vấn quản lý dự án được chủ đầu tư ký hợp đồng quản lý dự án.
2. Đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ là tổ chức, cá nhân được nhận đặt hàng, giao kế hoạch, trúng thầu công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
3. Nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án là nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án theo Hợp đồng dự án (Hợp đồng BOT, BTO và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư).
Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống quốc lộ
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 5. Trách nhiệm của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đối với các dự án xây dựng trên đường bộ đang khai thác
- Điều 6. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 7. Trách nhiệm của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải
- Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị được giao kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị nhận đặt hàng, trúng thầu thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị quản lý cụm phà, bến phà (cầu phao)
- Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị quản lý dự án trong quản lý các dự án xây dựng cơ bản, sửa chữa đường bộ trên đường bộ đang khai thác
- Điều 12. Trách nhiệm của các nhà thầu thi công trên đường bộ đang khai thác
- Điều 13. Trách nhiệm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình đầu tư, thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
- Điều 14. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông
- Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 16. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ
- Điều 17. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
- Điều 18. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị được giao kế hoạch, đặt hàng, trúng thầu thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ
- Điều 19. Trách nhiệm của Giám đốc cụm phà, Bến trưởng bến phà (cầu phao)