Điều 3 Thông tư 27/2012/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tai nạn hàng hải là tai nạn do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá hủy, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường.
2. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.
3. Sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà gây nguy hiểm, hoặc nếu không được khắc phục, sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu, con người hoặc môi trường.
4. Các bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có lợi ích hợp pháp liên quan đến kết quả điều tra tai nạn hàng hải.
Thông tư 27/2012/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại mức độ tai nạn hàng hải
- Điều 5. Trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải
- Điều 10. Mục đích, yêu cầu điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 11. Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 12. Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 13. Thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 14. Tổ điều tra tai nạn hàng hải và thành viên của tổ điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 16. Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 17. Trình tự thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 18. Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 19. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 20. Điều tra lại tai nạn hàng hải
- Điều 21. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 22. Kinh phí điều tra tai nạn hàng hải