Điều 15 Thông tư 27/2012/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ điều tra tai nạn hàng hải
1. Lập kế hoạch điều tra, xây dựng dự toán kinh phí điều tra thực hiện điều tra tai nạn hàng hải theo quy định của Thông tư này và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Kế hoạch điều tra phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt. Báo cáo bằng văn bản về quá trình điều tra và kết quả điều tra tai nạn hàng hải cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
2. Thông báo bằng văn bản cho thuyền trưởng, chủ tàu và đại lý chủ tàu về việc tiến hành điều tra tai nạn hàng hải. Nội dung thông báo bao gồm những thông tin chính sau đây:
a) Tai nạn hàng hải được điều tra;
b) Thời gian và địa điểm cuộc điều tra bắt đầu;
c) Tên và địa chỉ liên hệ của Tổ điều tra;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với cuộc điều tra tai nạn hàng hải.
3. Sử dụng trang thiết bị cần thiết để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.
4. Yêu cầu các bên liên quan đến tai nạn hàng hải có biện pháp giữ nguyên hiện trường và bảo vệ các chứng cứ liên quan theo yêu cầu của việc điều tra tai nạn hàng hải.
5. Yêu cầu những người liên quan đến tai nạn hàng hải tường trình bằng văn bản những vấn đề họ biết về điều kiện, hoàn cảnh, diễn biến của tai nạn hàng hải và đối tượng liên quan đến tai nạn hàng hải. Trường hợp cần thiết phải thẩm vấn những người này thì phải thông báo cho họ biết trước về thời gian, địa điểm tiến hành thẩm vấn. Khi cần có thể yêu cầu chủ tàu, người quản lý khai thác tàu bố trí phiên dịch để phục vụ công tác phỏng vấn.
6. Yêu cầu thuyền trưởng, người có trách nhiệm liên quan cung cấp bản sao các nhật ký của tàu, hải đồ khu vực tàu bị nạn và các biên bản, tài liệu cần thiết khác về tàu và trang thiết bị trên tàu.
7. Yêu cầu tổ chức phân cấp và giám sát kỹ thuật tàu, chủ tàu, đại lý, tổ chức thông tin hàng hải, trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn hàng hải, trung tâm điều hành hệ thống giám sát giao thông tàu thuyền, bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp thông tin cần thiết để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.
8. Kiểm tra, thu thập bản sao các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm của tàu, các giấy tờ cần thiết khác có liên quan và các loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.
9. Ghi âm, chụp ảnh, ghi hình, khảo sát, trưng cầu giám định và thực hiện những công việc khác nếu thấy cần thiết đối với việc điều tra tai nạn hàng hải.
10. Tổng hợp, xác minh, phân tích, đánh giá và đề xuất kết luận nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải.
11. Lập Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.
12. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và các vật chứng có liên quan đến tai nạn hàng hải theo đúng quy định.
Thông tư 27/2012/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại mức độ tai nạn hàng hải
- Điều 5. Trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải
- Điều 10. Mục đích, yêu cầu điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 11. Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 12. Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 13. Thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 14. Tổ điều tra tai nạn hàng hải và thành viên của tổ điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 16. Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 17. Trình tự thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 18. Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 19. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải
- Điều 20. Điều tra lại tai nạn hàng hải
- Điều 21. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 22. Kinh phí điều tra tai nạn hàng hải