Chương 2 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI, XÓA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho những phương tiện được nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi đưa ra khai thác, vận dụng trên đường sắt theo đề nghị của chủ sở hữu.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký mới thay cho Giấy chứng nhận đăng ký cũ cho phương tiện theo đề nghị của chủ sở hữu trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật Đường sắt; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị mất, bị hư hỏng.
3. Thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, xóa bỏ Giấy chứng nhận đăng ký trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 31 Luật Đường sắt.
4. Giấy chứng nhận đăng ký là Giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này. Trường hợp cấp lại trên Giấy chứng nhận đăng ký được đóng thêm dấu "Cấp lại lần 1, Cấp lại lần 2....".
Điều 5. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
a) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có);
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ của phương tiện như sau: Hợp đồng mua bán, cho, tặng; quyết định điều chuyển phương tiện theo quy định của pháp luật. Đối với giấy tờ của phương tiện bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng dịch thuật; hóa đơn bán hàng của tổ chức phát hành hóa đơn bán hàng nếu phương tiện bán ra đã chuyển qua nhiều tổ chức, cá nhân thì khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ cần bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân bán cuối cùng; Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cấp còn hiệu lực.
3. Trường hợp trong cùng một hợp đồng mua bán, cho, tặng phương tiện, hóa đơn bán hàng, tờ khai hải quan của hồ sơ có kê khai nhiều phương tiện thì chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm cung cấp bảng kê khai cho từng phương tiện đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc hồ sơ đối với từng phương tiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Đối với phương tiện giao thông đường sắt đô thị, trường hợp phương tiện không có hợp đồng mua bán, hóa đơn riêng (do việc mua bán các phương tiện đó chỉ là hợp phần của gói thầu và không thể tách rời) thì chủ sở hữu phải có bản cam kết xác nhận các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các tranh chấp sở hữu phát sinh.
1. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp chuyển quyền sở hữu:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực;
d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu tương ứng với từng trường hợp cụ thể bao gồm: Hợp đồng cho, tặng, mua bán, hóa đơn mua bán phương tiện; quyết định điều chuyển phương tiện;
đ) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có).
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký trước khi phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị hư hỏng:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký bị hư hỏng.
4. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị mất: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
1. Đơn đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
2. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký.
1. Chủ sở hữu phương tiện nộp 01 bộ hồ sơ làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoặc hồ sơ đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cục Đường sắt Việt Nam.
2. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện hoàn thiện hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc (nếu hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu phương tiện biết để bổ sung hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc (nếu tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính).
3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Trường hợp không cấp, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do trừ trường hợp quy định tại
b) Thời gian xem xét giải quyết cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký là 30 ngày kể từ ngày Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận đơn xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do.
5. Sau khi thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký, trong vòng 03 ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ sở hữu phương tiện biết.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ SỐ ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN
Điều 9. Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện
1. Phương tiện giao thông đường sắt được chia thành 3 loại: Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng.
2. Số đăng ký phương tiện phân biệt theo chủ sở hữu phương tiện; số đăng ký mỗi loại phương tiện gồm 03 nhóm ký hiệu, nhóm 1 ở hàng trên, nhóm 2 và nhóm 3 ở hàng dưới, trong đó:
a) Nhóm 1 là tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu phương tiện;
b) Nhóm 2 là các chữ và số chỉ chủng loại, tính năng kỹ thuật của phương tiện do chủ sở hữu phương tiện tự đề xuất (không trái với các quy định của pháp luật hiện hành) phù hợp với việc quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu phương tiện;
c) Nhóm 3 là số thứ tự đăng ký của loại phương tiện đó do cơ quan đăng ký phương tiện cấp. Đối với những phương tiện đã được doanh nghiệp quản lý đánh số hoặc đã được cấp số đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được giữ nguyên;
Ví dụ số đăng ký toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tên thương mại bằng tiếng Anh viết tắt là VNR) được đánh số đăng ký như sau:
VNR
H 431-328
d) Đối với các chủng loại toa xe như toa xe mặt bằng, toa xe mặt võng, toa xe xi téc và các toa xe do hạn chế kích thước thành, bệ xe thì tiến hành kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 trên cùng một hàng.
Điều 10. Quy định về vị trí kẻ số đăng ký, màu của chữ và số đăng ký
1. Quy định về vị trí kẻ số đăng ký trên phương tiện:
Chủ sở hữu phương tiện phải kẻ số đăng ký của phương tiện giao thông đường sắt lên hai bên ngoài thành hoặc ở hai đầu phương tiện giao thông đường sắt ở vị trí thích hợp dễ quan sát và dễ nhận biết sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
2. Quy định về màu của số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:
a) Màu trắng hoặc màu vàng nếu thành của phương tiện là màu sẫm;
b) Màu xanh cô ban hoặc màu đen nếu thành của phương tiện là màu sáng.
3. Việc kẻ số đăng ký trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị do chủ sở hữu phương tiện quy định và phải đảm bảo các điều kiện như sau: số đăng ký phương tiện phải kẻ ở vị trí thích hợp dễ quan sát, dễ nhận biết; màu của số đăng ký phương tiện thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 11. Kiểu chữ, kích thước chữ, số của số đăng ký phương tiện
1. Kiểu chữ, dấu ngăn cách và sổ theo phông chữ Arial.
2. Kích thước các chữ và số bằng 120 mm đến 150 mm.
3. Các phương tiện có thêm ký hiệu chữ thường (Ví dụ: chữ “n” trong ký hiệu toa xe giường nằm mềm An) có kích thước chiều cao bằng 50% kích thước chiều cao các chữ, số còn lại.
Mục 3. QUẢN LÝ DỮ LIỆU, BÁO CÁO PHƯƠNG TIỆN ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
Điều 12. Quản lý dữ liệu phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
1. Phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phải có hồ sơ quản lý và được tổng hợp, thống kê, công bố công khai trên trang thông tin điện tử Cục Đường sắt Việt Nam.
2. Chủ sở hữu phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam theo yêu cầu các nội dung sau:
a) Báo cáo tình hình sử dụng, khai thác các phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
b) Tình hình biến động của phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
2. Thời gian báo cáo: Định kỳ từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Thông tư 21/2018/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 21/2018/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/04/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 583 đến số 584
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định chung
- Điều 5. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký
- Điều 6. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
- Điều 7. Hồ sơ đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký
- Điều 8. Trình tự, thời gian thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký
- Điều 9. Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện
- Điều 10. Quy định về vị trí kẻ số đăng ký, màu của chữ và số đăng ký
- Điều 11. Kiểu chữ, kích thước chữ, số của số đăng ký phương tiện
- Điều 14. Các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt
- Điều 15. Yêu cầu đối với phương tiện khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt
- Điều 16. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
- Điều 17. Trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện có nhu cầu cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký