Điều 30 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF;
c) Kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bằng văn bản bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp;
d) Trường hợp có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương;
đ) Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương;
e) Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá.
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
b) Nội dung đánh giá
Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Mục 1 của Chương này và khả năng duy trì điều kiện đã quy định.
c) Phương pháp đánh giá
Kiểm tra, đánh giá thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các điều kiện khác của cơ sở;
Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan;
Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở.
d) Kết quả đánh giá
Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Mục 1 của Chương này phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trong trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
đ) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết). Trường hợp hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 21/2015/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 631 đến số 632
- Ngày hiệu lực: 01/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 6. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam
- Điều 7. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục
- Điều 8. Hình thức đăng ký
- Điều 9. Nguyên tắc chung về cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký chính thức
- Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký bổ sung
- Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm
- Điều 13. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 15. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp mất, sai sót, hư hỏng
- Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký
- Điều 17. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp thay đổi nhà sản xuất
- Điều 18. Nguyên tắc chung về thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 19. Thực hiện khảo nghiệm
- Điều 20. Hướng dẫn điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 22. Tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm
- Điều 25. Phạm vi áp dụng
- Điều 26. Chi tiết điều kiện về nhà xưởng
- Điều 27. Chi tiết điều kiện về trang thiết bị
- Điều 28. Hệ thống quản lý chất lượng
- Điều 29. Chi tiết điều kiện về nhân lực
- Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 31. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 32. Chi tiết điều kiện nhân lực
- Điều 33. Chi tiết điều kiện địa điểm
- Điều 34. Chi tiết điều kiện trang thiết bị
- Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 36. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 37. Nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 38. Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 39. Nguyên tắc chung
- Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu
- Điều 41. Chế độ báo cáo
- Điều 42. Căn cứ kiểm tra
- Điều 43. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
- Điều 44. Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
- Điều 45. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
- Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
- Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 48. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường
- Điều 49. Yêu cầu công bố hợp quy
- Điều 50. Trình tự, thủ tục, căn cứ chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
- Điều 51. Nguyên tắc chung về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 52. Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 53. Xử lý sự cố
- Điều 54. Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
- Điều 56. Quy định chung về kho thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 57. Quy định chi tiết về kho thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 58. Nội dung huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 59. Huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 60. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 61. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 62. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 63. Nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 64. Vị trí, kích thước nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 65. Màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 66. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 67. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 68. Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
- Điều 69. Nhãn phụ của thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
- Điều 70. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật
- Điều 72. Nguyên tắc chung
- Điều 73. Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 76. Nội dung tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 77. Trách nhiệm tổ chức tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 78. Quy trình thu hồi bắt buộc thuốc bảo vệ thực vật
- Điều 79. Thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật