Điều 12 Thông tư 201/2013/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 12. Ký kết và lưu hành APA
1. Dự thảo APA sau khi đã được cơ quan thuế và người nộp thuế hoặc được các cơ quan thuế có liên quan thống nhất toàn bộ nội dung được gọi là dự thảo cuối cùng và sẽ được tiến hành ký kết để lưu hành.
2. Bản dự thảo APA cuối cùng phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên liên kết tham gia trong APA;
b) Mô tả các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA;
c) Phương pháp xác định giá thị trường làm cơ sở tính thuế, cách thức xác định, tính toán các số liệu về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất sinh lời làm cơ sở xác định trị giá tính thuế có liên quan đến giao dịch liên kết thuộc diện áp dụng APA (bao gồm cả biên độ giá thị trường chuẩn nếu phù hợp);
d) Các giả định quan trọng có thể gây ảnh hưởng trọng yếu, đáng kể, tác động đến quá trình thực hiện APA (bao gồm cả các nội dung phân tích, dự báo);
đ) Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế;
e) Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan thuế;
g) Quy định về hiệu lực áp dụng;
h) Các quy định khác phù hợp với các quy định pháp lý về việc thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan đến cam kết APA;
i) Các phụ lục, nếu có (bao gồm nhưng không hạn chế đối với các nội dung: giải thích từ ngữ, thông tin giải thích, giải trình bổ sung…).
3. Đối với trường hợp APA đơn phương, dự thảo cuối cùng sẽ được cơ quan thuế gửi kèm văn bản thông báo về việc ký kết chính thức; đại diện pháp luật của người nộp thuế thực hiện ký, đóng dấu vào bản dự thảo APA cuối cùng và gửi lại cho cơ quan thuế để ký và lưu hành.
4. Đối với trường hợp APA song phương hoặc đa phương, Tổng cục Thuế lập dự thảo cuối cùng dựa trên các điều khoản đã được thống nhất giữa Tổng cục Thuế và cơ quan thuế đối tác và gửi cho người nộp thuế kèm công văn yêu cầu người nộp thuế trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận (không phản đối) nội dung bản dự thảo cuối cùng. Đại diện của cơ quan thuế có liên quan và đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thực hiện việc ký và đóng dấu APA song phương, đa phương. Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo và lưu hành APA song phương hoặc đa phương.
5. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản APA là tiếng Việt; trường hợp APA song phương hoặc đa phương sẽ được sử dụng thêm bản dịch tiếng Anh.
Thông tư 201/2013/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 201/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 111 đến số 112
- Ngày hiệu lực: 05/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc áp dụng APA
- Điều 6. Thẩm quyền giải quyết hồ sơ APA
- Điều 7. Trình tự giải quyết đề nghị áp dụng APA
- Điều 8. Tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức
- Điều 9. Nộp hồ sơ chính thức
- Điều 10. Thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng APA
- Điều 11. Trao đổi, đàm phán nội dung APA
- Điều 12. Ký kết và lưu hành APA
- Điều 13. Lựa chọn hình thức APA
- Điều 14. Dữ liệu thông tin được lựa chọn để phân tích so sánh, xác định biên độ giá thị trường chuẩn
- Điều 15. Việc tham gia của chuyên gia độc lập
- Điều 16. Rút đơn và dừng đàm phán APA
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong quá trình thực hiện APA
- Điều 18. Quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế
- Điều 19. Thủ tục thỏa thuận song phương
- Điều 20. Bảo mật thông tin
- Điều 21. Việc điều chỉnh thu nhập chịu thuế trong quá trình thực hiện APA
- Điều 22. Trách nhiệm pháp lý của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin