Điều 8 Thông tư 20/2013/TT-BGTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 8. Lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt
1. Lập kế hoạch bảo trì
a) Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định hiện hành của Nhà nước, Đơn vị bảo trì công trình đường sắt lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt và gửi 01 bộ báo cáo về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 6 hàng năm;
b) Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của các Đơn vị bảo trì công trình đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm rà soát và tổng hợp kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này) trình Bộ Giao thông vận tải. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được lập thành 02 bộ (gửi 01 bộ đến Bộ Giao thông vận tải, 01 bộ đến Cục Đường sắt Việt Nam). Đồng thời, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập dự toán thu, chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp kinh tế gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính;
c) Nội dung kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng, kế hoạch sửa chữa theo từng tuyến (đoạn tuyến) và các công tác khác (nếu có). Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình chủ yếu; đơn vị, khối lượng, dự toán kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên.
2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm tra và lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải;
b) Trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trình, báo cáo thẩm tra của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải thẩm định, chấp thuận kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt; tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;
c) Sau khi có thông báo của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Bộ Giao thông vận tải phân bổ cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ; lập hồ sơ và gửi đến các đơn vị liên quan để thẩm tra, thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cục Đường sắt Việt Nam tiến hành thẩm tra và lập báo cáo theo quy định, gửi Bộ Giao thông vận tải;
d) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt hàng năm sau khi nhận đầy đủ hồ sơ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt, tờ trình, báo cáo thẩm tra và ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan (nếu có).
3. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh kế hoạch bảo trì.
4. Việc sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được thực hiện như sau:
a) Đối với việc sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tự quyết định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
5. Việc lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng và đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được thực hiện theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.
Thông tư 20/2013/TT-BGTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt
- Điều 5. Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 6. Nội dung công tác bảo trì công trình đường sắt
- Điều 7. Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo trì công trình đường sắt
- Điều 8. Lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt
- Điều 9. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt
- Điều 10. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường sắt
- Điều 11. Công trình, bộ phận công trình đường sắt bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng
- Điều 12. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt
- Điều 13. Xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình đường sắt hết tuổi thọ thiết kế
- Điều 14. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt
- Điều 15. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình đường sắt không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng
- Điều 16. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác bảo trì công trình đường sắt