Điều 15 Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Cơ quan hải quan quản lý tập trung thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên hệ thống thông tin nghiệp vụ để phục vụ tích hợp, cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế; thống kê, phân tích xu hướng vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế và đáp ứng yêu cầu của các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm: thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên lĩnh vực quản lý hải quan, quản lý thuế, do cơ quan hải quan phát hiện, xử lý hoặc do các cơ quan chức năng liên quan phát hiện, xử lý và thông tin vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực thuế, kế toán, thống kê do cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan phát hiện, xử lý.
a) Thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan phát hiện, xử lý được quản lý theo hồ sơ vụ việc vi phạm, được cập nhật theo biểu mẫu hồ sơ điện tử ngay tại thời điểm xác lập hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan cho đến khi hoàn thành việc xử lý vụ việc vi phạm.
b) Thông tin vi phạm pháp luật do cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan phát hiện, xử lý được thu thập, cập nhật hệ thống thông tin theo
3. Công chức hải quan trong khi thực hiện nhiệm vụ nếu phát hiện hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế phải tiến hành lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận ghi nhận hành vi có dấu hiệu vi phạm trên hệ thống thông tin nghiệp vụ.
Trường hợp nơi xảy ra vi phạm ở xa trụ sở cơ quan hải quan hoặc không kết nối được hệ thống thông tin nghiệp vụ thì việc lập biên bản được thực hiện theo biểu mẫu ấn chỉ giấy do Tổng cục Hải quan ban hành; ngay khi về đến trụ sở cơ quan hải quan hoặc kết nối được hệ thống thông tin nghiệp vụ, công chức lập biên bản phải nhập các thông tin theo biên bản được lập nêu trên vào hệ thống.
4. Đơn vị, công chức quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp có trách nhiệm:
a) Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn nhằm đảm bảo việc cập nhật thông tin vi phạm pháp luật trên hệ thống được đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Định kỳ hàng tháng, phân tích, tổng hợp, báo cáo về tình hình, xu hướng vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Khai thác, ứng dụng thông tin vi phạm để đáp ứng yêu cầu của các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
5. Tổng cục Hải quan phân công nhiệm vụ, quy định, hướng dẫn cụ thể việc thu thập, quản lý, ứng dụng thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Điều này.
Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
- Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 7. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 9. Quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan
- Điều 10. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- Điều 11. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành
- Điều 12. Thu thập thông tin hải quan từ nước ngoài
- Điều 13. Thu thập thông tin của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 14. Quản lý thông tin hồ sơ người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 15. Quản lý thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 16. Quản lý tuân thủ pháp luật đối với người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 17. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 18. Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 19. Đánh giá điều kiện áp dụng chính sách ưu tiên, chế độ chính sách quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 28. Xác định trọng điểm kiểm tra sau thông quan