Điều 3 Thông tư 17/2020/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Trong Thông tư này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo quản giếng là việc sử dụng dung dịch phù hợp, gia cố các nút chặn và lắp đặt các thiết bị trong giếng nhằm đảm bảo cho giếng khoan được an toàn trong một thời gian nhất định và sau đó có thể tiếp tục các công việc thăm dò, thử vỉa, khai thác một cách thuận lợi.
2. Chương trình khoan là tài liệu do Người điều hành lập bao gồm các nội dung liên quan đến phương án, giải pháp kỹ thuật, tiến độ và kế hoạch kết thúc giếng sơ bộ để triển khai thi công một hoặc nhiều giếng khoan của mỏ, lô dầu khí.
3. Dụng cụ giữ xi măng là dụng cụ được sử dụng trong quá trình bơm ép xi măng áp suất cao để ngăn dòng xi măng lên, xuống trong giếng khoan. Dụng cụ giữ xi măng là dụng cụ làm kín, không thể thu hồi được nhưng làm bằng kim loại hoặc vật liệu phù hợp có thể khoan phá được.
4. Hủy bỏ giếng là việc thu hồi các thiết bị lòng giếng, gia cố các nút xi măng, đặt nút cơ học, cắt bỏ và thu hồi một số đoạn ống trong giếng khoan, thu dọn các vật cản (nếu có) xung quanh miệng giếng, đầu giếng.
5. Kế hoạch kết thúc giếng sơ bộ là tài liệu về phương án dự kiến kế hoạch hủy bỏ hoặc bảo quản một giếng hoặc một phần của một giếng khoan dầu khí được Người điều hành lập trong chương trình khoan.
6. Kết thúc giếng là công việc hủy bỏ hoặc bảo quản một giếng hoặc một phần của một giếng khoan dầu khí.
7. Kế hoạch kết thúc giếng là tài liệu do Người điều hành lập trước khi triển khai kết thúc giếng.
8. Khoảng bắn là bất kỳ đoạn giếng nào đã chống ống, được bắn đục lỗ để tạo ra sự lưu thông giữa thành hệ và lòng giếng hoặc giữa các lớp ống chống khác nhau.
9. Nút xi măng là một lượng vữa xi măng được bơm vào trong lòng giếng khoan đến một độ sâu nhất định để tạo thành một khối xi măng rắn chắc nhằm ngăn cách các khoảng vỉa khác nhau dọc thân giếng khoan. Vị trí nút xi măng bao gồm chiều sâu và độ dài được xác định theo chiều dọc thân giếng khoan.
10. Nút cơ học là một dụng cụ để cách ly lòng giếng được làm bằng kim loại và cao su dễ khoan phá, thường được dùng để cách ly các khoảng khác nhau trong lòng giếng khoan đã chống ống.
Thông tư 17/2020/TT-BCT quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 17/2020/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Trình kế hoạch kết thúc giếng
- Điều 5. Nội dung của Kế hoạch kết thúc giếng
- Điều 6. Báo cáo kết thúc giếng
- Điều 7. Các yêu cầu chung về bảo quản giếng
- Điều 8. Phân loại giếng cần bảo quản
- Điều 9. Bảo quản lòng giếng
- Điều 10. Dung dịch bảo quản giếng
- Điều 11. Bảo quản đầu giếng ngầm
- Điều 12. Bảo quản các đầu giếng trên bề mặt
- Điều 13. Kiểm tra các giếng bảo quản
- Điều 14. Thời hạn bảo quản
- Điều 15. Yêu cầu chung về công tác hủy bỏ giếng
- Điều 16. Cắt, thu hồi ống chống, đầu giếng, thiết bị lòng giếng
- Điều 17. Vị trí các nút chặn trong đoạn giếng thân trần
- Điều 18. Vị trí đặt các nút chặn trong đoạn giếng đã chống ống
- Điều 19. Hủy bỏ đoạn giếng khoan đã được bắn mở vỉa
- Điều 20. Các biện pháp gia cố bổ sung
- Điều 21. Đặt nút chặn trong trường hợp cắt ống
- Điều 22. Đặt nút chặn trong trường hợp để lại thiết bị lòng giếng
- Điều 23. Yêu cầu về việc thử nút chặn
- Điều 24. Dung dịch dùng trong công tác hủy bỏ giếng
- Điều 25. Xi măng dùng để hủy bỏ giếng
- Điều 26. Khảo sát đáy biển khi hủy bỏ giếng