Chương 4 Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 23. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình giám sát, nghiên cứu dịch tễ, điều tra ổ dịch và xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh thủy sản.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
4. Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất từ Quỹ dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
5. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh thủy sản.
6. Tổ chức tập huấn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho các Trạm Thú y, Chi cục Thú y và các đơn vị trực thuộc Cục Thú y.
7. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Điều 24. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
1. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương quy hoạch về nuôi trồng thủy sản tập trung.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu an toàn dịch bệnh.
3. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu ghi chép trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
4. Chỉ đạo, kiểm tra và ban hành hướng dẫn cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản địa phương, người nuôi thực hiện quan trắc môi trường, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
5. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc sử dụng giống, thức ăn, các loại hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường; quản lý môi trường.
6. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện mùa vụ, việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản, thủy sản thương phẩm.
7. Phối hợp với Cục Thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Điều 25. Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các ban ngành liên quan của địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản.
2. Bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản, hỗ trợ các cơ sở có thủy sản mắc bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch, khi công bố dịch.
Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và Kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản;
b) Thành lập Quỹ dự phòng của địa phương về vật tư, hóa chất, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống, bao gồm cả hỗ trợ cho người nuôi có thủy sản mắc bệnh buộc phải tiêu hủy, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch;
c) Phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tổ chức giám sát dịch bệnh trên thủy sản nuôi tại địa phương;
d) Chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương phối hợp với Cục Thú y trong việc tổ chức phòng, chống, giám sát, điều tra dịch bệnh thủy sản tại địa phương;
đ) Chỉ đạo, giám sát việc xử lý, tiêu hủy thủy sản nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh và huy động lực lượng tham gia chống dịch ở địa phương theo đề nghị của cơ quan thú y. Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất từ Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ dự phòng của địa phương theo quy định.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định tại Thông tư này.
3. Quản lý cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh tại địa phương.
Điều 27. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
1. Điều tra, khảo sát thực địa và xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, bao gồm giám sát, thông tin tuyên truyền về dịch bệnh thủy sản hàng năm tại địa phương; tổ chức thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh, điều trị và chống dịch bệnh thủy sản tại cơ sở nuôi, buôn bán, bảo quản, vận chuyển thủy sản.
3. Chỉ đạo và hướng dẫn các Trạm Thú y, người phụ trách công tác thú y cấp xã và chủ cơ sở nuôi thực hiện việc báo cáo dịch bệnh thủy sản theo biểu mẫu; chịu trách nhiệm cấp phát và hướng dẫn Trạm Thú y và người phụ trách công tác thú y xã trong việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo.
4. Tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ thú y và các cơ sở nuôi trên địa bàn quản lý.
5. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển thủy sản.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển thủy sản được thu hoạch từ ổ dịch về cơ sở sơ chế, chế biến.
7. Phối hợp với cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh và sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh
1. Hướng dẫn các cá nhân, các cơ sở nuôi tập trung theo quy hoạch của địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, ghi chép biểu mẫu về sản xuất thủy sản giống và nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu an toàn dịch bệnh.
3. Thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường; thực hiện mùa vụ nuôi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản, thủy sản thương phẩm.
5. Phối hợp với Chi cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y trong công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh thủy sản.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh
1. Phối hợp với Chi cục giám sát thu hoạch, vận chuyển thủy sản mắc bệnh để chế biến thực phẩm khi được yêu cầu.
2. Giám sát việc tiếp nhận thủy sản mắc bệnh tại các cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm thủy sản khi nhận được thông báo của Chi cục Thú y và hướng dẫn các cơ sở này về yêu cầu bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Điều 30. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi
1. Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chấp hành các quy định về kiểm dịch, quan trắc môi trường, báo cáo dịch bệnh, lưu trữ các loại hồ sơ liên quan tới quá trình hoạt động của cơ sở như con giống; cải tạo ao đầm; chăm sóc, quản lý thủy sản; xử lý ổ dịch, chất thải và nước thải theo hướng dẫn của Chi cục, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
2. Chỉ sử dụng con giống được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Hợp tác với Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trong việc lấy mẫu giám sát kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh, thu thập thông tin xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch bệnh thủy sản.
4. Tham dự các khóa tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, kỹ thuật nuôi do Chi cục Thú y, cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, khuyến nông tổ chức.
5. Được hưởng hỗ trợ của nhà nước về phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.
Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh thủy sản
- Điều 4. Chế độ báo cáo dịch bệnh
- Điều 5. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Điều 6. Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Điều 7. Giám sát dịch bệnh thủy sản
- Điều 8. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng bệnh thủy sản
- Điều 9. Trách nhiệm của chủ cơ sở
- Điều 10. Khai báo dịch bệnh
- Điều 11. Điều tra ổ dịch
- Điều 12. Lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh
- Điều 13. Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch
- Điều 14. Tổ chức chống dịch
- Điều 15. Kiểm soát vận chuyển thủy sản trong vùng có dịch
- Điều 16. Xử lý ổ dịch và thủy sản mắc bệnh
- Điều 17. Thu hoạch thủy sản trong ổ dịch
- Điều 18. Điều trị thủy sản mắc bệnh
- Điều 19. Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh
- Điều 20. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch
- Điều 21. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng có dịch trong thời gian công bố ổ dịch
- Điều 22. Công bố hết dịch
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Thú y
- Điều 24. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản
- Điều 25. Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 27. Trách nhiệm của Chi cục Thú y
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh
- Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh
- Điều 30. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi