Điều 8 Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
Điều 8. Nội dung quy hoạch phát triển ngành thương mại theo vùng lãnh thổ
1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại cả nước
Bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (hiện trạng và phương hướng phát triển);
c) Hiện trạng phát triển ngành thương mại của Việt Nam
- Quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch);
- Tình hình xuất - nhập khẩu;
- Tổ chức và cơ cấu thị trường (trong và ngoài nước);
- Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài) và theo cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
- Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
- Trình độ công nghệ;
- Tình hình đầu tư phát triển (vốn thực hiện, cơ sở hạ tầng hình thành);
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại cả nước giai đoạn trước.
d) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển thương mại
- Kinh tế thế giới và xu hướng phát triển thương mại thế giới và khu vực;
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân;
- Xu hướng phát triển thương mại trong nước
+ Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng 1 số hàng hoá chủ yếu; Xác định dung lượng thị trường hàng hoá;
+ Phương thức kinh doanh hàng hoá;
+ Khả năng phát triển hạ tầng thương mại.
đ) Quy hoạch phát triển thương mại cả nước
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát, cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án quy hoạch, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
e) Danh mục một số chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch);
g) Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
i) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển trên bản đồ quy hoạch;
k) Đánh giá môi trường chiến lược;
l) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
m) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại cả nước được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
2. Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ
Bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ (hiện trạng và phương hướng phát triển);
c) Hiện trạng phát triển ngành thương mại vùng lãnh thổ
- Quy mô và tốc độ phát triển thương mại vùng lãnh thổ (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch);
- Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài), vai trò của các thương nhân trên thị trường; cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
- Tình hình lưu thông hàng hoá, xuất - nhập khẩu;
- Phát triển mạng lưới phân phối bán buôn/bán lẻ; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
- Đánh giá tính liên kết vùng lãnh thổ;
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại giai đoạn trước.
d) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển thương mại vùng lãnh thổ
- Xu hướng phát triển kinh tế và thương mại cả nước, trong vùng lãnh thổ;
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế vùng lãnh thổ;
- Cung cầu và phương thức kinh doanh hàng hoá;
- Dung lượng thị trường một số hàng hoá chủ yếu;
- Phương thức kinh doanh hàng hoá;
- Khả năng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
đ) Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án phát triển, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
e) Danh mục một số chương trình, dự án đầu tư thương mại chủ yếu (5 năm đầu quy hoạch);
g) Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
i) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển trên bản đồ quy hoạch;
k) Các biện pháp bảo vệ môi trường;
l) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
m) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo.
3. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh
Bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (hiện trạng và phương hướng phát triển);
c) Hiện trạng phát triển thương mại của tỉnh
- Quy mô và tốc độ phát triển thương mại tỉnh (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch);
- Tình hình xuất - nhập khẩu;
- Tổ chức và cơ cấu thị trường;
- Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài) và theo cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
- Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
- Trình độ công nghệ;
- Tình hình đầu tư phát triển (vốn thực hiện, cơ sở hạ tầng hình thành);
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại tỉnh giai đoạn trước.
d) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển
- Xu hướng phát triển thương mại trong vùng lãnh thổ, trong tỉnh;
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế tỉnh
+ Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng 1 số hàng hoá chủ yếu, Xác định dung lượng thị trường hàng hoá (trong nước và xuất - nhập khẩu);
+ Phương thức kinh doanh hàng hoá;
+ Khả năng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
đ) Quy hoạch phát triển
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án phát triển, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
e) Danh mục một số chương trình, dự án đầu tư thương mại chủ yếu (5 năm đầu quy hoạch);
g) Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng thương mại;
i) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển trên bản đồ quy hoạch;
k) Các biện pháp bảo vệ môi trường;
l) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
m) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh được quy định chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo.
Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 17/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Huy Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 244 đến số 245
- Ngày hiệu lực: 21/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại quy hoạch phát triển ngành thương mại
- Điều 5. Giai đoạn lập quy hoạch phát triển ngành thương mại
- Điều 6. Trách nhiệm lập quy hoạch
- Điều 7. Lựa chọn đơn vị tư vấn
- Điều 8. Nội dung quy hoạch phát triển ngành thương mại theo vùng lãnh thổ
- Điều 9. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
- Điều 10. Lập danh mục và đăng ký kinh phí lập quy hoạch hàng năm
- Điều 11. Trình tự, thủ tục lập đề cương, dự toán
- Điều 12. Lập báo cáo quy hoạch phát triển thương mại
- Điều 13. Hồ sơ trình thẩm định
- Điều 14. Thủ tục thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại
- Điều 15. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch