Chương 1 Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
1. Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành thương mại, bao gồm:
a) Quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước, quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ (vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, trên tuyến hành lang/vành đai kinh tế); quy hoạch phát triển thương mại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
2. Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất gắn với hệ thống phân phối một sản phẩm, nhóm sản phẩm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Trong Thông tư này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành thương mại là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách nhằm phát triển thương mại và phân bố ngành thương mại hợp lý trong thời kỳ nhất định trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và các địa phương.
2. Quản lý công tác quy hoạch phát triển thương mại là toàn bộ các hoạt động bao gồm: lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển thương mại.
3. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch là điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những mục tiêu, nhiệm vụ hoặc những nội dung đã được phê duyệt nhưng trong quá trình thực hiện quy hoạch thấy không còn phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Loại hình thương mại chủ yếu bao gồm các loại hình thương mại bán buôn và các loại hình thương mại bán lẻ.
5. Loại hình doanh nghiệp thương mại: Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế.
6. Hệ thống hạ tầng thương mại bao gồm: trung tâm thương mại, siêu thị; hệ thống chợ; hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu; hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng, hệ thống tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc; trung tâm hội chợ, triển lãm; trung tâm thông tin, xúc tiến thương mại.
7. Mạng lưới phân phối hàng hoá là mạng lưới liên kết các cơ sở bán hàng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối hoặc các đại lý bán hàng để cung ứng hàng hoá đến người tiêu dùng.
8. Cơ quan chủ trì là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ lập quy hoạch, theo dõi thực hiện quy hoạch ngành.
Điều 4. Các loại quy hoạch phát triển ngành thương mại
Các loại quy hoạch phát triển ngành thương mại gồm có:
1. Quy hoạch phát triển ngành thương mại theo vùng lãnh thổ
a) Quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước;
b) Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ (vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm), tuyến hành lang/vành đai kinh tế;
c) Quy hoạch phát triển thương mại địa phương (các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương), sau đây gọi chung là quy hoạch thương mại tỉnh.
2. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại, bao gồm:
a) Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị;
b) Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ, triển lãm;
c) Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm thông tin, xúc tiến thương mại;
d) Quy hoạch phát triển hệ thống chợ;
đ) Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
e) Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng;
g) Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc.
Điều 5. Giai đoạn lập quy hoạch phát triển ngành thương mại
Tuỳ theo loại hình, quy mô mà giai đoạn quy hoạch phát triển thương mại được lập như sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước lập cho giai đoạn 10 năm và có xét đến 10 năm tiếp theo.
2. Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ được lập cho giai đoạn 10 năm, có xét đến 5 - 10 năm tiếp theo.
3. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh được lập cho 10 năm, có xét triển vọng 5 năm tiếp theo.
4. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại được lập cho 10 năm có xét triển vọng 10 năm tiếp theo đối với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại cả nước; 5 – 10 năm tiếp theo đối với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại vùng lãnh thổ và 5 năm tiếp theo đối với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm lập quy hoạch
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm lập quy hoạch phát triển thương mại cả nước; vùng lãnh thổ; quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại cả nước; vùng lãnh thổ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập quy hoạch phát triển thương mại tỉnh; quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại do tỉnh quản lý.
3. Trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch có thể mời chuyên gia, thuê đơn vị tư vấn để thực hiện.
Điều 7. Lựa chọn đơn vị tư vấn
Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo các quy định của pháp luật. Đơn vị tư vấn tham gia đấu thầu hoặc được chỉ định thầu phải có tư cách pháp nhân về hoạt động quy hoạch, có năng lực và kinh nghiệm quy hoạch phù hợp với tính chất của dự án quy hoạch, có đủ nguồn lực tài chính. Người chịu trách nhiệm chính (Chủ nhiệm dự án) phải là người có chuyên môn sâu về lĩnh vực quy hoạch yêu cầu.
Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 17/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Huy Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 244 đến số 245
- Ngày hiệu lực: 21/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại quy hoạch phát triển ngành thương mại
- Điều 5. Giai đoạn lập quy hoạch phát triển ngành thương mại
- Điều 6. Trách nhiệm lập quy hoạch
- Điều 7. Lựa chọn đơn vị tư vấn
- Điều 8. Nội dung quy hoạch phát triển ngành thương mại theo vùng lãnh thổ
- Điều 9. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
- Điều 10. Lập danh mục và đăng ký kinh phí lập quy hoạch hàng năm
- Điều 11. Trình tự, thủ tục lập đề cương, dự toán
- Điều 12. Lập báo cáo quy hoạch phát triển thương mại
- Điều 13. Hồ sơ trình thẩm định
- Điều 14. Thủ tục thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại
- Điều 15. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch