Hệ thống pháp luật

Điều 8 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác khai đào công trình và lấy mẫu địa chất, khoáng sản tại công trình khai đào do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Điều 8. Thi công công trình giếng

1. Kích thước giếng:

a) Kích thước giếng nông:

Tiết diện miệng (1,4x1,4)m thì tiết diện đáy giếng có thể (1,2x1,2)m; tiết diện miệng (1,2x1,4)m thì tiết diện đáy giếng có thể (1,0x1,2)m. Chiều sâu giếng không lớn hơn 10m. Giếng đào không được xoắn, lệch.

b) Kích thước giếng sâu:

Giếng sâu từ 10m đến 30m: kích thước đào (1,4x2,0)m, kích thước sau chống (1,2x1,8)m.

Giếng sâu từ 30m đến 60m: kích thước đào (1,8x2,4)m, tiết diện sau chống (1,6x1,8)m.

2. Phối hợp khi thi công: các giếng đang thi công phải có biển báo để cảnh báo cho người qua lại. Trong một công trình giếng cùng lúc có hai người làm việc trở lên cần phối hợp để đảm bảo an toàn.

3. Đất đá đào từ giếng lên được đổ thải cách mép giếng tối thiểu là 3,0m, chiều cao đất đá đổ ra không quá 0,5m so với miệng giếng. Phải sử dụng thiết bị phù hợp để vận chuyển đất đá thải từ đáy giếng lên mặt địa hình.

4. Dừng đào để thu thập tài liệu kỹ thuật và lấy mẫu: khi thi công giếng, cứ 2,0m dừng đào một lần để kỹ thuật địa chất đo vẽ thu thập tài liệu, lấy mẫu.

5. Khi đào giếng phải chống, chèn để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị làm việc trong công trình trong suốt thời gian thi công và thu thập tài liệu nguyên thủy, lấy mẫu. Vật liệu chống chèn tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Công tác chống chèn cụ thể như sau:

a) Trong quá trình thi công giếng phải đảm bảo đoạn chưa chống trong giếng không quá 2,0m. Đối với giếng sa khoáng từ 0,2m đến 0,4m;

b) Giếng gặp nước có lưu lượng chảy vào giếng ≥ 0,3m3/h, địa tầng có cấp đất đá nhỏ hơn cấp IV cần chống liền vì và chống liên tục;

c) Thi công giếng trong đất đá ổn định, khô ráo, không sạt lở, cấp đất đá từ cấp V trở lên thì sử dụng vì chống đơn;

d) Tùy thuộc vào độ ổn định của đất đá, khoảng cách giữa các vì chống chính từ 0,5m đến 1,0m. Vì chống gối vào thành vách giếng ít nhất là 0,2m. Từ 2,0m đến 2,5m có 01 vì chính, khoảng cách chèn từ 0,5m đến 1,5m. Các vì chống được chèn chặt bởi các trụ chống và liên kết với xà bằng đinh đỉa và bảo đảm thẳng góc với trụ.

6. Khi thi công giếng có nước xuất lộ phải thực hiện công tác thoát nước. Máy móc, thiết bị bơm nước tuân thủ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Công tác thoát nước thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 7 Điều 7 Thông tư này.

7. Để đảm bảo an toàn cho người lao động, công tác thông gió được thực hiện tại tất cả các công trình giếng. Thiết bị thông gió và cách lắp đặt thiết bị thông gió tuân thủ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

a) Công trình giếng không có khí độc, khí nổ, bụi cháy thông gió bằng phương pháp đẩy hoặc bằng phương pháp hút.

b) Công trình giếng có hơi độc, khí nổ, bụi cháy sử dụng phương pháp thông gió tổng hợp.

c) Ống dẫn gió đặt về một bên thành giếng, đầu ống dẫn gió hướng về phía đáy giếng, cách đáy giếng không quá 6,0m.

8. Chiếu sáng: đối với giếng nông (đến 10m), chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên. Đối với giếng sâu trên 10m, chiếu sáng bằng nguồn sáng nhân tạo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

9. Lấp giếng: thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư này.

Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác khai đào công trình và lấy mẫu địa chất, khoáng sản tại công trình khai đào do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 16/2020/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 18/12/2020
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Quý Kiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra