Mục 2 Chương 2 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác khai đào công trình và lấy mẫu địa chất, khoáng sản tại công trình khai đào do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 2. CÔNG TÁC LẤY MẪU ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN TẠI CÔNG TRÌNH KHAI ĐÀO
Điều 12. Yêu cầu chung về công tác lấy mẫu tại công trình khai đào
1. Việc lấy mẫu tại công trình khai đào phải tuân thủ thuyết minh đề án, dự án, nhiệm vụ địa chất đã được duyệt. Công trình khai đào gặp quặng phải được lấy mẫu chi tiết và có hệ thống để đánh giá chất lượng quặng, thành phần có ích đi kèm. Vị trí lấy mẫu phải được thể hiện trên tài liệu nguyên thủy. Chủng loại, số lượng mẫu được lấy phù hợp với mục đích nghiên cứu của từng loại đối tượng nghiên cứu và được nêu cụ thể trong đề án địa chất.
2. Phương pháp lấy mẫu phù hợp với đặc điểm phân bố, tính chất của vật liệu đối tượng lấy mẫu. Phương pháp lấy mẫu thiết kế cụ thể trong đề án địa chất và được điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công theo quy định của pháp luật.
3. Dụng cụ và kỹ thuật lấy, bao gói và vận chuyển, bảo quản mẫu phải đảm bảo để không làm rơi vãi, lẫn lộn và thay đổi tính chất vật liệu mẫu, làm ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu. Mẫu lấy ở thực địa, mẫu gia công, mẫu gửi phân tích phải có phiếu ghi số hiệu mẫu bằng vật liệu đảm bảo không bị rách nát, hư hỏng, mất số hiệu mẫu.
4. Mẫu vật có khả năng bảo quản lâu dài, được xác định vị trí với độ chính xác tùy thuộc vào giai đoạn điều tra. Đối với các mẫu rãnh, mẫu khối, (mẫu kỹ thuật, mẫu công nghệ), mẫu cục (mẫu cổ sinh, tuổi đồng vị) phải có hình vẽ thể hiện chi tiết đặc điểm phân bố thành phần, cấu tạo địa chất và vị trí lấy mẫu trong phiếu lấy mẫu, bản vẽ công trình.
5. Mẫu được lấy tách riêng khi phân biệt bằng mắt thường tại thực địa đối với các đối tượng địa chất, khoáng sản có dấu hiệu khác nhau về thành phần, cấu tạo, kiến trúc, màu sắc và các đặc điểm khác.
6. Trường hợp đối tượng khoáng sản có kích thước quá nhỏ, không có giá trị độc lập, đã biết rõ quy luật phân bố thì lấy nhiều loại quặng khác nhau gộp vào thành một mẫu.
7. Đối với các thân khoáng sản mà ranh giới thân khoáng không rõ ràng, chỉ được xác định trên cơ sở phân tích mẫu thì mẫu được lấy bao gồm phần đá biến đổi cạnh thân khoáng, đá vây quanh chưa bị biến đổi.
1. Mẫu cục sử dụng để quan sát, mô tả đặc điểm thạch học hoặc quặng hóa có hình dạng là hình hộp chữ nhật hoặc hình hộp lập phương, với kích thước các cạnh dài, rộng, dày (9x6x3)cm.
2. Mẫu cục sử dụng để phân tích thạch học, khoáng tướng, đồng vị kích thước mẫu dài, rộng, dày từ (5x3x2)cm đến (9x6x3)cm. Mẫu thạch học cấu tạo phải xác định phương vị hướng dốc trước khi lấy. Mẫu phải đảm bảo tươi, rắn chắc.
3. Mẫu cục phân tích cơ lý, thể trọng nhỏ được lấy theo kích thước mẫu dài, rộng, dày từ (10x10x10)cm đến (30x30x30)cm. Mẫu phải bọc sáp, nến.
4. Mẫu cục phân tích tham số vật lý:
Các mẫu tham số địa vật lý được lấy và giữ ở trạng thái nguyên khối, tự nhiên. Mẫu lấy xong phải bọc vải, sáp, nến hoặc dùng dụng cụ hợp lý để tránh tối đa việc thay đổi trạng thái ban đầu của mẫu.
a) Mẫu đo mật độ: kích thước mẫu dài, rộng, dày tối đa (10x10x10)cm.
b) Mẫu tham số từ: kích thước dài, rộng, dày tối đa (20x10x5)cm; để xác định vectơ từ dư Jn, cổ từ lấy mẫu khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật chiều dài cạnh: 5,0cm đến 20cm, xác định phương vị hướng bắc của mẫu và phương vị của 2 cạnh khối vuông.
c) Mẫu tham số điện: mẫu có ít nhất một mặt tương đối phẳng, kích thước tối thiểu (10x10x10)cm.
d) Mẫu tham số phóng xạ: kích thước tối thiểu (7x7x7)cm.
đ) Mẫu hóa phóng xạ (xác định hệ số eman hóa, cân bằng phóng xạ) được lấy dạng nguyên khối, kích thước (10x10x10)cm.
5. Mẫu cục nghiên cứu cổ sinh được lấy với kích thước đảm bảo xác định được tối đa đặc điểm của hóa thạch.
1. Mẫu rãnh được bố trí vuông góc với thân khoáng sản. Thân khoáng sản có góc dốc 90°-45° thì lấy mẫu rãnh nằm ngang, thân khoáng sản có góc dốc nhỏ hơn 45° thì lấy mẫu rãnh thang đứng.
2. Căn cứ vào đặc điểm biến đổi của thân quặng, mẫu rãnh được lấy liên tục trên toàn bộ chiều dày thân quặng và lấy một số mẫu ở lớp đá trụ, đá vách với khoảng cách bằng chiều dày lớp đá kẹp có trong thân quặng.
3. Căn cứ vào mức độ đồng đều của quặng, mẫu rãnh được lấy theo dạng hình chữ nhật hoặc hình tam giác với kích thước tương ứng chiều rộng từ 5,0cm đến 10cm, chiều sâu từ 3,0cm đến 5,0cm. Chiều dài mẫu cụ thể như sau:
a) Trường hợp thân khoáng sản mỏng, cấu tạo và thành phần không đồng nhất, chiều dài của một mẫu rãnh từ 0,4m đến 1,0m.
b) Trường hợp thân khoáng sản dày, cấu tạo và thành phần tương đối đồng nhất, chiều dài một mẫu rãnh từ 1,0m đến 3,0m.
4. Trình tự lấy mẫu rãnh như sau:
a) Dọn sạch và làm phẳng vị trí cần lấy mẫu;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí, kích thước rãnh mẫu cần lấy;
c) Lót bạt hứng mẫu;
d) Sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu;
đ) Đo kiểm tra kích thước rãnh và cân khối lượng mẫu;
e) Ghi phiếu số hiệu mẫu và để cùng trong bao đựng mẫu, viết số hiệu trên bao đựng mẫu.
Điều 15. Mẫu điểm, mẫu rãnh điểm, mẫu lưới điểm
1. Mẫu điểm được sử dụng trong lấy mẫu địa hóa đá gốc, trong tìm kiếm phát hiện khoáng hóa theo tảng lăn hoặc để kiểm tra khả năng có khoáng hóa trong vết lộ có kích thước lớn nhưng biểu hiện khoáng hóa không rõ. Các cục mẫu điểm phải đồng đều. Khối lượng một mẫu điểm từ 5,0kg đến 10kg.
2. Mẫu rãnh điểm được sử dụng trong điều tra, đánh giá khoáng sản dễ phân biệt bằng mắt thường, hàm lượng các thành phần biến đổi có quy luật theo một phương nhất định (kiểu phân lớp, phân dải, phân đới, sọc dải) như vật liệu xây dựng, đá vôi xi măng, phosphorit và các khoáng sản khác.
Mẫu rãnh điểm là tập hợp các cục mẫu được lấy thành một hoặc một số đường cắt vuông góc hoặc gần vuông góc với đường phương thân khoáng. Tổng chiều dài mẫu bảo đảm theo quy định tại
3. Mẫu lưới điểm được sử dụng đối với khoáng sản có đặc điểm phân bố dạng ổ, da báo, không theo quy luật, hoặc có quy luật không rõ ràng.
Mẫu được lấy ở dạng các cục nhỏ phân bố theo lưới hình chữ nhật hoặc lưới hình vuông, hình tam giác, hình thoi. Cục mẫu có kích thước khoảng 1,0cm đến 3,0cm, được lấy ở vị trí mắt lưới. Chiều dài giữa các mắt lưới tùy thuộc vào mức độ đồng đều và kích thước các ô quặng, vết lộ quặng, có thể thay đổi trong khoảng 10cm đến 20cm.
4. Trình tự lấy mẫu điểm, rãnh điểm, lưới điểm như sau:
a) Dọn sạch và làm phẳng vị trí cần lấy mẫu;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí, kích thước điểm mẫu cần lấy theo rãnh, lưới điểm;
c) Lót bạt hứng mẫu;
d) Sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu;
đ) Đo kiểm tra kích thước các điểm, rãnh, lưới lấy mẫu và cân khối lượng mẫu;
e) Ghi phiếu số hiệu mẫu và để cùng trong bao đựng mẫu, viết số hiệu trên bao đựng mẫu.
1. Mẫu bóc tầng được sử dụng trong điều tra các loại khoáng sản có sự phân bố thành phần không đồng đều theo hai hướng: chiều dày và hướng cắm hoặc chiều dày và đường phương.
2. Mẫu bóc tầng được lấy có hình dạng một cạnh là chiều dày thân khoáng, một cạnh theo hướng biến đổi của thân khoáng trong công trình khai đào.
3. Diện tích khu vực lấy mẫu phải bằng phang, độ sâu lấy mẫu phải đồng nhất để bảo đảm tính đại diện của mẫu.
4. Trình tự lấy mẫu bóc tầng như sau:
a) Dọn sạch và làm phẳng vị trí cần lấy mẫu;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí tầng lấy mẫu, đo kích thước bố trí lấy mẫu;
c) Lót bạt hứng mẫu;
d) Sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu;
đ) Cân khối lượng mẫu;
e) Ghi phiếu số hiệu mẫu và để cùng trong bao đựng mẫu, viết số hiệu trên bao đựng mẫu.
1. Mẫu khối được lấy tại công trình dọn sạch vết lộ, hố, hào, giếng. Mẫu khối được sử dụng trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản. Mẫu khối sử dụng đối với khoáng sản không kim loại khi kích thước tinh thể, mức độ nguyên vẹn của chúng có tính chất quyết định đến giá trị khoáng sản như mica, thạch anh tinh thể, đá ốp lát, nhằm xác định chất lượng khoáng sản và độ thu hồi. Sử dụng để thực hiện việc lấy mẫu công nghệ, mẫu trọng sa, mẫu hàm suất, mẫu thể trọng lớn, kiểm tra các phương pháp lấy mẫu khác trong thăm dò tính trữ lượng cấp 121, 122.
2. Khối lượng, kích thước mẫu khối phải được thiết kế trong đề án địa chất trên cơ sở đặc điểm thân khoáng sản, mức độ biến đổi thành phần và loại khoáng sản.
3. Lấy mẫu khối để xác định độ thu hồi đá ốp lát, đá cảnh:
a) Dọn sạch và làm phẳng vị trí cần lấy mẫu;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí lấy mẫu, đo kích thước bố trí lấy mẫu;
c) Dùng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu nguyên khối theo kích thước đã xác định;
d) Viết số hiệu trên mẫu.
4. Mẫu khối sử dụng làm mẫu công nghệ:
a) Dọn sạch và làm phẳng vị trí cần lấy mẫu;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí lấy mẫu, đo kích thước bố trí lấy mẫu;
c) Lót bạt hứng mẫu và che chắn xung quanh để tránh tổn thất mẫu;
d) Sử dụng dụng cụ, thiết bị hoặc mìn để lấy mẫu theo kích thước đã xác định;
đ) Cân khối lượng mẫu;
e) Ghi chép đặt số hiệu cho mẫu.
5. Lấy mẫu khối làm mẫu trọng sa:
a) Xác định tầng, lớp chứa sản phẩm;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí tầng, lớp lấy mẫu;
c) Lót bạt hứng mẫu;
d) Sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu;
đ) Cân khối lượng mẫu;
e) Ghi chép đặt số hiệu cho mẫu.
6. Mẫu khối làm mẫu hàm suất:
a) Xác định tầng chứa sản phẩm;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí tầng lấy mẫu, đo kích thước bố trí lấy mẫu;
c) Lót bạt hứng mẫu;
d) Sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu;
đ) Cân khối lượng mẫu;
e) Tách riêng phần quặng và phần không quặng bằng tay, rửa đãi hoặc bằng phương pháp thích hợp khác;
g) Cân phần quặng thu được;
h) Ghi phiếu số hiệu mẫu và bỏ vào túi đựng mẫu quặng đã tách riêng, viết số hiệu trên túi mẫu.
7. Lấy mẫu khối để kiểm tra các phương pháp lấy mẫu trong thăm dò khoáng sản thực hiện như lấy mẫu công nghệ quy định tại khoản 4 Điều này.
8. Mẫu khối làm mẫu thể trọng lớn được lấy theo hình hộp chữ nhật hoặc lập phương với trình tự như sau:
a) Dọn sạch và làm phẳng vị trí cần lấy mẫu;
b) Mô tả địa chất, xác định vị trí lấy mẫu, đo kích thước bố trí lấy mẫu, xác định thể tích mẫu;
c) Sử dụng dụng cụ, thiết bị để lấy mẫu đảm bảo nguyên khối theo kích thước đã xác định;
d) Bọc vải, phủ sáp, nến;
đ) Cân khối lượng mẫu;
e) Ghi chép đặt số hiệu cho mẫu.
Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác khai đào công trình và lấy mẫu địa chất, khoáng sản tại công trình khai đào do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 4. Yêu cầu chung trong khai đào công trình
- Điều 5. Công tác chuẩn bị trước khi thi công
- Điều 6. Thi công công trình dọn sạch vết lộ, công trình hố
- Điều 7. Thi công công trình hào
- Điều 8. Thi công công trình giếng
- Điều 9. Thi công công trình lò
- Điều 10. Chiếu sáng trong giếng, lò có chiều sâu từ 10m trở lên
- Điều 11. Kết thúc thi công công trình