Điều 5 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 5. Đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu
Thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:
1. Phương tiện đo được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt theo quy định;
b) Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;
c) Có phạm vi đo phù hợp với lượng xăng dầu cần đo;
d) Đã được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.
2. Khi một hoặc một số phương tiện đo quy định tại Khoản 1 Điều này được lắp đặt cùng với các cơ cấu, bộ phận khác tạo thành hệ thống đo dùng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân thì hệ thống đo này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Tuân thủ yêu cầu sử dụng phương tiện đo, hệ thống đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ về đo lường theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền. Trường hợp phát hiện phương tiện đo, hệ thống đo bị sai hỏng trong quá trình sử dụng, thương nhân sở hữu, sử dụng phương tiện đo, hệ thống đo phải dừng việc sử dụng và thực hiện biện pháp khắc phục để bảo đảm phương tiện đo, hệ thống đo phù hợp yêu cầu quy định.
Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu
- Điều 5. Đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu
- Điều 6. Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
- Điều 7. Lấy mẫu, niêm phong mẫu, bàn giao mẫu và lưu mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng
- Điều 8. Lấy mẫu, lưu mẫu và thử nghiệm xăng dầu phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng
- Điều 9. Xác định trách nhiệm đối với chất lượng xăng dầu của thương nhân kinh doanh xăng dầu dựa trên mẫu lưu
- Điều 10. Quản lý chất lượng xăng dầu của thương nhân nhập khẩu
- Điều 11. Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 12. Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 13. Quản lý chất lượng xăng dầu của thương nhân sản xuất, pha chế
- Điều 14. Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 15. Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu
- Điều 17. Đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu
- Điều 18. Quản lý chất lượng xăng dầu tại thương nhân phân phối
- Điều 19. Quản lý chất lượng xăng dầu tại tổng đại lý
- Điều 20. Quản lý chất Iượng xăng dầu trong phân phối tại đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
- Điều 21. Quản lý chất lượng xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu
- Điều 24. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu
- Điều 25. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định phương tiện đo
- Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo
- Điều 27. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Điều 28. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 29. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo Iường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương