Mục 4 Chương 3 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU TẠI THƯƠNG NHÂN PHÂN PHỐI, TỔNG ĐẠI LÝ
Điều 18. Quản lý chất lượng xăng dầu tại thương nhân phân phối
Thương nhân phân phối xăng dầu phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 : 2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001 : 2010.
2. Lấy mẫu, niêm phong và lưu mẫu theo quy định tại Điều 7 Mục 1 Chương III của Thông tư này.
3. Niêm phong đối với xitec, hầm hàng, ngăn chứa và các van xuất nhập trên các phương tiện chứa xăng dầu trước khi vận chuyển cho khách hàng. Niêm phong phải được kiểm tra, xác nhận giữa hai bên và được thể hiện cụ thể trong hồ sơ giao nhận. Biên bản lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và cam kết chất lượng xăng dầu (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) phải được lưu giữ và cung cấp cho khách hàng, Bên vận chuyển đối với từng đợt giao hàng.
4. Có đủ trang thiết bị thử nghiệm hoặc thuê phòng thử nghiệm đáp ứng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Phòng thử nghiệm của thương nhân hoặc phòng thử nghiệm thuê ngoài phải xây dựng, áp dụng và duy trì hiệu lực hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 : 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 : 2005 đối với các phép thử xăng dầu.
a) Tần suất kiểm tra, giám sát và lấy mẫu thử nghiệm chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối;
b) Lưu giữ các hồ sơ kết quả thực hiện quy chế kiểm tra, giám sát.
6. Bảo đảm chất lượng xăng dầu cung cấp trong hệ thống phân phối phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia); Không được tiếp nhận xăng dầu từ nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ để bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc và giao cho các thương nhân nhận làm đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ.
7. Cung cấp cho khách hàng, Bên vận chuyển bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng.
8. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định khi phát hiện xăng dầu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
9. Có quy trình kiểm soát sự phù hợp của hệ thống bể chứa xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu để duy trì chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bảo đảm hệ thống bể chứa xăng dầu không bị rò rỉ và chứa đựng lẫn loại xăng dầu và việc thực hiện kiểm tra bể chứa xăng dầu phải được lưu hồ sơ.
Điều 19. Quản lý chất lượng xăng dầu tại tổng đại lý
Thương nhân là tổng đại lý phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 : 2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001 : 2010.
2. Lấy mẫu, niêm phong và lưu mẫu theo quy định tại Điều 7 Mục 1 Chương III của Thông tư này.
3. Niêm phong đối với xitec, hầm hàng, ngăn chứa và các van xuất nhập trên các phương tiện chứa xăng dầu trước khi vận chuyển cho khách hàng. Việc niêm phong phải được kiểm tra, xác nhận giữa hai bên và được thể hiện cụ thể trong hồ sơ giao nhận. Biên bản lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và cam kết chất lượng xăng dầu (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) phải được lưu giữ và cung cấp cho khách hàng, Bên vận chuyển đối với từng đợt giao hàng.
4. Chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý xăng dầu cho một thương nhân đầu mối. Nếu thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học. Hợp đồng phải quy định rõ về mức chất lượng, chủng loại xăng dầu và trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển, lưu thông phân phối.
5. Xây dựng và thực hiện quy chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về chất lượng, đo lường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của thương nhân, bao gồm các nội dung sau:
a) Tần suất kiểm tra, giám sát và lấy mẫu thử nghiệm chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối;
b) Lưu giữ các hồ sơ kết quả thực hiện quy chế kiểm tra, giám sát.
6. Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Chỉ được phân phối xăng dầu đã thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy hoặc có Thông báo kết quả kiểm tra lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; bảo đảm chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khi xuất cho khách hàng.
Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Chỉ được phân phối xăng dầu phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.
7. Cung cấp cho khách hàng, Bên vận chuyển bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng.
8. Cung cấp cho khách hàng, Bên vận chuyển Biên bản lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và cam kết chất lượng xăng dầu (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) đối với từng đợt giao hàng.
9. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định khi phát hiện xăng dầu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
10. Có quy trình kiểm soát sự phù hợp của hệ thống bể chứa xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu để duy trì chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bảo đảm hệ thống bể chứa xăng dầu không bị rò rỉ và chứa đựng lẫn các loại xăng dầu và việc thực hiện kiểm tra bể chứa xăng dầu phải được lưu hồ sơ.
11. Lưu giữ hồ sơ chất lượng theo quy định, bao gồm:
a) Bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng do thương nhân đầu mối cung cấp;
b) Hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn mua hàng;
c) Hồ sơ khác có liên quan đến chất lượng xăng dầu (nếu có).
Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu
- Điều 5. Đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu
- Điều 6. Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
- Điều 7. Lấy mẫu, niêm phong mẫu, bàn giao mẫu và lưu mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng
- Điều 8. Lấy mẫu, lưu mẫu và thử nghiệm xăng dầu phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng
- Điều 9. Xác định trách nhiệm đối với chất lượng xăng dầu của thương nhân kinh doanh xăng dầu dựa trên mẫu lưu
- Điều 10. Quản lý chất lượng xăng dầu của thương nhân nhập khẩu
- Điều 11. Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 12. Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 13. Quản lý chất lượng xăng dầu của thương nhân sản xuất, pha chế
- Điều 14. Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 15. Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu
- Điều 17. Đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu
- Điều 18. Quản lý chất lượng xăng dầu tại thương nhân phân phối
- Điều 19. Quản lý chất lượng xăng dầu tại tổng đại lý
- Điều 20. Quản lý chất Iượng xăng dầu trong phân phối tại đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
- Điều 21. Quản lý chất lượng xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu
- Điều 24. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu
- Điều 25. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định phương tiện đo
- Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo
- Điều 27. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Điều 28. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 29. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo Iường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương