Điều 9 Thông tư 136/2020/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng
Điều 9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, thực hiện như sau:
1. Đối với lao động nữ (bao gồm cả lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai
a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thi có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện;
b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
2. Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, hồ sơ gồm:
a) Trường hợp sinh con: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết;
c) Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;
d) Trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội thì hồ sơ gồm: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai (đối với trường hợp điều trị nội trú) hoặc bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) hoặc biên bản GĐYK (đối với trường hợp phải GĐYK);
đ) Trường hợp người mẹ sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Biên bản GĐYK của người mẹ (đối với trường hợp phải GĐYK).
3. Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh, hồ sơ gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của đứa trẻ;
b) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
c) Trường hợp đứa trẻ chết sau khi sinh, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, có thêm hồ sơ nêu tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
đ) Trường hợp lao động nữ mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai, hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều này.
4. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, hồ sơ gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
c) Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con;
d) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, có thêm: Biên bản GĐYK của người mẹ đối với trường hợp phải GĐYK;
đ) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a, b khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ.
5. Đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, hồ sơ là giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền.
6. Đối với trường hợp lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
7. Đối với lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hường trợ cấp một lần khi vợ sinh con (trong trường hợp chỉ có người cha hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ tham gia BHXH), hồ sơ thực hiện như hướng dẫn tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
8. Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này, cơ quan nhân sự lập thêm danh sách (Mẫu số 01A-HBQP).
9. Đối với người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi, hồ sơ gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 4 hoặc khoản 5 Điều này.
10. Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Thông tư 136/2020/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng
- Số hiệu: 136/2020/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/10/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Ngô Xuân Lịch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hồ sơ, số hồ sơ, sổ bảo hiểm xã hội và mẫu biểu hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 5. Một số quy định trong giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 6. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau
- Điều 7. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau
- Điều 8. Quy trình trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ ốm đau
- Điều 9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
- Điều 10. Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản
- Điều 11. Quy trình, trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ thai sản
- Điều 12. Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 13. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 14. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 15. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát
- Điều 16. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
- Điều 17. Hồ sơ giải quyết cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 18. Quy trình, trách nhiệm giới thiệu giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 19. Quy trình, trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 21. Hồ sơ và thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 22. Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng
- Điều 23. Hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với quân nhân
- Điều 24. Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
- Điều 25. Hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng
- Điều 26. Hồ sơ giải quyết bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Điều 27. Hồ sơ giải quyết điều chỉnh hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 28. Hồ sơ giải quyết hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội
- Điều 29. Quy trình, trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 30. Thời hạn giải quyết chế độ
- Điều 31. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất hằng tháng
- Điều 32. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần
- Điều 33. Quy trình, trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tử tuất
- Điều 34. Thời hạn giải quyết chế độ tử tuất
- Điều 35. Quản lý, lưu trữ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất
- Điều 36. Di chuyển Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tử tuất hằng tháng
- Điều 37. Điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH
- Điều 38. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 39. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
- Điều 40. Hiệu lực thi hành
- Điều 41. Trách nhiệm thi hành