Chương 6 Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công thương ban hành
VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
MỤC 1. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
Điều 56. Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải
1. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ vận hành bình thường khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Công suất phát và phụ tải ở trạng thái cân bằng;
b) Các mức mang tải của các đường dây và trạm biến áp chính trong lưới điện truyền tải đều dưới 90% giá trị định mức;
c) Các thiết bị khác vận hành trong dải thông số cho phép;
d) Tần số hệ thống trong phạm vi cho phép theo quy định tại
đ) Điện áp tại các nút trên lưới điện truyền tải nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại
e) Các nguồn dự phòng của hệ thống ở trạng thái sẵn sàng để đảm bảo duy trì tần số và điện áp của hệ thống trong dải tần số và điện áp ở chế độ vận hành bình thường, tất cả các thiết bị tự động làm việc trong phạm vi cho phép để khi xảy ra sự cố bất thường sẽ không phải sa thải phụ tải.
2. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cảnh báo khi tồn tại một trong các điều kiện sau đây:
a) Mức dự phòng điều tần, dự phòng quay, dự phòng khởi động nhanh thấp hơn mức quy định ở chế độ vận hành bình thường do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện xây dựng và được Cục Điều tiết điện lực phê duyệt;
b) Mức độ mang tải của các đường dây và trạm biến áp chính trong lưới điện truyền tải trên 90% nhưng không vượt quá giá trị định mức;
c) Khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng tới an ninh hệ thống điện;
d) Khả năng xảy ra các vấn đề về an ninh, quốc phòng có thể đe dọa an ninh hệ thống điện.
3. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ khẩn cấp khi tồn tại một trong các điều kiện sau đây:
a) Tần số hệ thống vượt ra ngoài phạm vi cho phép cho chế độ vận hành bình thường, nhưng nằm trong dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống quy định tại
b) Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường, nhưng nằm trong dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống điện quy định tại
c) Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110% giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp.
4. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp khi tồn tại một trong các điều kiện sau đây:
a) Tần số hệ thống nằm ngoài dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử trong hệ thống quy định tại
b) Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố một phần tử quy định tại
c) Mức mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải trên 110% giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện;
d) Khi lưới điện truyền tải đang ở chế độ vận hành khẩn cấp, các biện pháp được thực hiện để đưa hệ thống về trạng thái vận hành ổn định không thực hiện được dẫn tới hiện tượng tan rã từng phần hệ thống, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp hệ thống.
5. Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ phục hồi khi các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải và các phụ tải đang được đóng điện và đồng bộ để trở về trạng thái làm việc bình thường.
Điều 57. Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chung trong việc vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, kinh tế và hiệu quả.
a) Kế hoạch phối hợp bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện, lưới điện;
b) Đánh giá an ninh hệ thống bao gồm dự báo phụ tải điện, kế hoạch cung cấp nhiên liệu từ các nhà máy nhiệt điện, dự báo thủy văn từ các nhà máy thủy điện, tính toán mức dự phòng hệ thống điện, kế hoạch huy động nguồn, huy động các dịch vụ phụ trợ và sa thải phụ tải để đảm bảo an ninh hệ thống điện;
c) Thông báo tình trạng suy giảm an ninh hệ thống.
3. Các Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đối với phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải căn cứ vào kế hoạch, phương thức vận hành và lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để vận hành nhà máy điện và lưới điện trong phạm vi quản lý.
4. Trong quá trình vận hành hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo duy trì sự an toàn và tin cậy của hệ thống điện:
a) Trong chế độ vận hành cảnh báo, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo trên trang Web chính thức của thị trường điện về tình trạng và các thông tin cần cảnh báo của chế độ vận hành này, đồng thời đưa ra các biện pháp cần thiết để đưa hệ thống trở lại chế độ vận hành bình thường;
b) Trong chế độ vận hành khẩn cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tiến hành các biện pháp cần thiết để đưa hệ thống điện trở lại chế độ vận hành bình thường sớm nhất;
c) Việc sa thải phụ tải và ngừng cung cấp điện chỉ được tiến hành khi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, khi có nhiều sự cố xảy ra đồng thời, khi hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ suy giảm an ninh cung cấp điện;
d) Hệ thống tự động sa thải phụ tải phải được bố trí, cài đặt hợp lý để đảm bảo hệ thống điện không bị tan rã khi có sự cố xảy ra;
đ) Xây dựng các phương thức phân tách hệ thống thành các vùng hoặc tạo mạch vòng để khi xảy ra sự cố lan truyền vẫn có thể cân bằng được công suất trong từng vùng, nhằm duy trì vận hành riêng rẽ một phần hệ thống điện và ngăn ngừa sự cố lan rộng trong hệ thống điện. Trong trường hợp này, khu vực có lưới điện sự cố phải tiến hành khôi phục nhanh chóng và an toàn;
e) Tính toán đủ và bảo đảm công suất cho khởi động đen để khôi phục hệ thống sau sự cố tan rã.
Điều 58. Kiểm tra, giám sát hệ thống bảo vệ rơ le
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo hệ thống bảo vệ rơ le và tự động hóa trong hệ thống điện tuân thủ việc đáp ứng các yêu cầu của Quy phạm trang bị điện và Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống bảo vệ rơ le và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến áp.
Điều 59. Ổn định hệ thống điện
1. Các loại biến động lớn liên quan tới ổn định hệ thống điện bao gồm:
a) Mất ổn định động là trường hợp khi có sự dao động không tắt dần giữa các phần tử của hệ thống điện dẫn đến việc tan rã hệ thống điện trong một vài giây;
b) Mất ổn định tĩnh là trường hợp có dao động nhỏ không tắt dần do hệ thống điện bắt đầu vận hành ở gần giới hạn mất ổn định;
c) Mất ổn định điện áp là trường hợp suy giảm điện áp xuống mức mà thiết bị điều chỉnh điện áp không thể nâng điện áp tới giá trị cho phép. Trong trường hợp này, tổn thất công suất phản kháng tăng và dẫn đến suy sụp điện áp lan rộng trong hệ thống điện;
d) Mất ổn định kéo dài do dao động tần số thấp (cộng hưởng tần số thấp) tại tần số thấp hơn tần số công nghiệp.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, xác định giới hạn vận hành ổn định của hệ thống điện. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá ổn định hệ thống điện.
3. Các bên liên quan đến vận hành hệ thống điện có trách nhiệm duy trì lưới điện trong các giới hạn ổn định đã xác lập cho từng giai đoạn, phối hợp duy trì sơ đồ bảo vệ để loại trừ sự cố nhanh, nhạy và chọn lọc.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xem xét các rành buộc an ninh hệ thống điện khi lập kế hoạch huy động nguồn điện để đảm bảo chế độ vận hành của hệ thống điện không vượt quá giới hạn ổn định cho phép.
5. Các đơn vị phát điện có trách nhiệm duy trì điều chỉnh điện áp làm việc và đảm bảo cung cấp đủ công suất phản kháng cho hệ thống điện trong thời gian vận hành; không được tách các tổ máy ra khỏi vận hành khi xảy ra sự cố, trừ trường hợp tần số vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại
6. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm duy trì vận hành của các thiết bị điều chỉnh điện áp trong lưới điện thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm đảm bảo ổn định điện áp cho toàn hệ thống điện.
Điều 60. Thử nghiệm và giám sát thử nghiệm
1. Đơn vị phát điện có trách nhiệm tiến hành các thử nghiệm đối với các tổ máy phát điện của mình theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Khi ra lệnh thử nghiệm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo thời gian ngừng giám sát hoạt động tổ máy vì mục đích thử nghiệm.
2. Thử nghiệm về đáp ứng tự động của một tổ máy điện theo các thay đổi tần số hệ thống được thực hiện trong khi hệ thống điện vận hành bình thường và không cần lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Trong trường hợp này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo trước 16h00 ngày hôm trước về việc thử nghiệm trên tổ máy của Đơn vị phát điện được tiến hành vào ngày hôm sau.
3. Thử nghiệm chỉ được tiến hành trong khả năng làm việc theo đặc tính vận hành của tổ máy và trong thời gian được thông báo tiến hành thử nghiệm.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền thử nghiệm một tổ máy phát vào bất cứ thời gian nào nhưng không được thử nghiệm trên một tổ máy quá ba (03) lần trong một năm, trừ các trường hợp sau:
a) Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng một hoặc nhiều đặc tính vận hành không thống nhất như Đơn vị phát điện đã công bố;
b) Khi Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Đơn vị phát điện không thống nhất ý kiến về giá trị thích hợp của đặc tính vận hành của tổ máy;
c) Thử nghiệm được thực hiện theo yêu cầu của Đơn vị phát điện.
5. Đơn vị phát điện có quyền yêu cầu thử nghiệm trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra lại các đặc tính vận hành của tổ máy đã được hiệu chỉnh sau mỗi lần xảy ra sự cố hư hỏng liên quan đến tổ máy phát;
b) Kiểm tra tổ máy phát sau khi lắp đặt, sửa chữa lớn, thay thế, cải tiến hoặc lắp ráp lại.
6. Khi có yêu cầu thử nghiệm tổ máy phát, Đơn vị phát điện phải gửi văn bản cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, trong đó ghi rõ các thông tin sau:
a) Lý lịch của tổ máy phát;
b) Các đặc tính của tổ máy phát;
c) Các giá trị của đặc tính vận hành dự định thay đổi trong quá trình thử nghiệm.
7. Trong thời hạn hai (02) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Đơn vị phát điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tổ chức thử nghiệm. Trường hợp chưa thể tổ chức thử nghiệm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể yêu cầu Đơn vị phát điện vận hành tổ máy phát theo đặc tính vận hành hiện tại.
8. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình thử nghiệm và giám sát thử nghiệm trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
1. Trong quá trình xử lý các sự cố, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với tiêu chuẩn quy định và thực hiện các giải pháp để khôi phục hệ thống điện về trạng thái vận hành bình thường.
2. Các biện pháp xử lý sự cố
a) Ngừng tổ máy phát điện để khôi phục tần số về dải tần số vận hành bình thường;
b) Sa thải phụ tải theo từng tuyến đường dây bằng rơle tự động sa thải tần số thấp hoặc sa thải phụ tải theo lệnh điều độ;
c) Sa thải phụ tải tự động bằng rơle tần số thấp, được đặt ở các điểm phù hợp trong hệ thống. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định vị trí lắp đặt, các giá trị chỉnh định của rơle tần số thấp và lệnh sa thải phụ tải trong trường hợp sự cố hệ thống. Trong chế độ vận hành khẩn cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền tiến hành sa thải phụ tải ở bất kỳ tần số nào nhưng phải phù hợp với Quy trình xử lý sự cố;
d) Khi tần số tăng đến trị số cho phép, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm khôi phục lại các phụ tải đã bị sa thải;
đ) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền can thiệp để ngăn chặn trường hợp cắt liên tiếp các tổ máy phát điện, các đường dây tải điện;
e) Trường hợp sự cố tan rã toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép chỉ định nhà máy điện có khả năng khởi động đen nhằm khôi phục hệ thống điện. Trường hợp cần thiết, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể yêu cầu nhà máy phát điện vận hành một tổ máy không theo các đặc tính vận hành với điều kiện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nhà máy điện có trách nhiệm tuân thủ lệnh khởi động đen và thông báo lại cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải đóng điện cho các phụ tải thích hợp để đảm bảo vận hành của tổ máy ổn định khởi động và hòa đồng bộ với các tổ máy khác.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình xử lý sự cố bao gồm trình tự thủ tục xử lý sự cố ở các chế độ cảnh báo, chế độ vận hành khẩn cấp và cực kỳ khẩn cấp quy định tại
Điều 62. Thông báo suy giảm an ninh hệ thống
1. Tại bất kỳ thời điểm nào, khi nhận thấy có tín hiệu rủi ro làm suy giảm an ninh cung cấp điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải gửi ngay thông báo về tình trạng giảm mức độ an toàn của hệ thống cho các bên có liên quan những thông tin sau:
a) Tình trạng suy giảm an ninh hệ thống;
b) Nguyên nhân;
c) Phụ tải có khả năng bị sa thải;
d) Các đơn vị và khu vực chịu ảnh hưởng.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo trước cho các đơn vị bị ảnh hưởng khi thực hiện sa thải phụ tải theo lệnh điều độ. Thông báo này bao gồm những thông tin sau:
a) Các khu vực bị ngừng, giảm cung cấp điện;
b) Lý do ngừng, giảm cung cấp điện;
c) Thời điểm bắt đầu ngừng, giảm cung cấp điện;
d) Thời điểm kết thúc ngừng, giảm cung cấp điện.
3. Khi không thể thông báo trước về sa thải phụ tải theo lệnh điều độ, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thông báo cho các đơn vị ngay sau khi thực hiện sa thải phụ tải theo lệnh điều độ:
a) Các vùng đã bị ngừng, giảm cung cấp điện;
b) Lý do ngừng, giảm cung cấp điện;
c) Thời điểm bắt đầu ngừng, giảm cung cấp điện;
d) Thời điểm kết thúc ngừng, giảm cung cấp điện.
4. Hình thức thông báo: Trên cơ sở đánh giá suy giảm an ninh cung cấp điện theo kế hoạch vận hành hệ thống điện năm, tháng, tuần, ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thông báo suy giảm an ninh hệ thống và biện pháp phòng ngừa, giảm cung cấp điện (nếu có) như sau:
a) Gửi văn bản tới các đơn vị liên quan và đăng thông tin trên trang Web chính thức của thị trường điện đối với thông báo suy giảm an ninh cung cấp điện theo kế hoạch vận hành hệ thống điện năm, tháng;
b) Gửi văn bản, ra lệnh điều độ theo cấp điều độ và đăng thông tin trên trang Web chính thức của thị trường điện đối với thông báo suy giảm an ninh cung cấp điện theo kế hoạch vận hành hệ thống điện tuần, ngày.
Điều 63. Sa thải phụ tải đảm bảo an ninh hệ thống
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, phân bổ công suất và điện năng cắt giảm tại các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải để đảm bảo hệ thống điện được vận hành ổn định.
2. Các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện đúng mức công suất và điện năng theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Trường hợp khẩn cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền sa thải một phần phụ tải của các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, kể cả khi lượng điện năng và công suất cắt giảm đã được thực hiện theo đúng yêu cầu.
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
Điều 64. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
1. Yêu cầu Đơn vị truyền tải điện thực hiện các thao tác đóng cắt trực tiếp trên lưới điện truyền tải; yêu cầu Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải thực hiện các thao tác đóng cắt điện đối với các thiết bị điện trong phạm vi quản lý của khách hàng.
2. Kiểm tra và thông qua sơ đồ bảo vệ các trang thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải trong trường hợp sơ đồ bảo vệ đó có ảnh hưởng đến hệ thống bảo vệ lưới điện truyền tải.
3. Thiết lập và duy trì hệ thống thông tin liên lạc, truyền dữ liệu và điều khiển từ xa phục vụ vận hành hệ thống điện.
4. Điều độ vận hành các tổ máy phát điện theo quy định tại Chương này.
5. Điều độ vận hành lưới điện truyền tải.
6. Chỉ huy vận hành hệ thống điện phân phối liên quan để đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy cung cấp điện của lưới điện truyền tải.
7. Thỏa thuận lịch sửa chữa các tổ máy phát điện và lưới điện truyền tải với các Đơn vị phát điện và Đơn vị truyền tải điện.
8. Lập kế hoạch và phương thức vận hành hệ thống điện cho năm, tháng, tuần và giờ tới theo các nguyên tắc quy định từ Điều 56 đến
9. Giám sát việc thực hiện lệnh điều độ, phát hiện những vi phạm lệnh điều độ hoặc sai khác với mức sai số điều độ cho phép và báo cáo Cục Điều tiết điện lực.
10. Trong quá trình vận hành, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền yêu cầu thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ sung các thiết bị trong lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải.
11. Phối hợp với Đơn vị truyền tải điện trong quá trình thiết lập các sơ đồ bảo vệ lưới điện truyền tải quốc gia và duy trì đúng đặc tính vận hành của các thiết bị bảo vệ phù hợp với sơ đồ bảo vệ.
12. Hàng năm, trình Cục Điều tiết điện lực phê duyệt sai số điều độ cho phép đối với các nhà máy điện.
Điều 65. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện
1. Cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông số kỹ thuật của thiết bị theo mẫu và thời gian do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định. Trừ trường hợp cắt điện đã được cho phép, Đơn vị truyền tải điện phải đảm bảo toàn bộ thiết bị của mình ở trạng thái sẵn sàng vận hành theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Đơn vị truyền tải điện phải cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện mọi thông tin thay đổi về mức độ sẵn sàng của thiết bị và lý do thay đổi.
2. Tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trừ trường hợp việc thực hiện đe dọa đến tính mạng con người, thiết bị hoặc lệnh điều độ đó vi phạm các quy định có liên quan.
3. Trong quá trình vận hành, Đơn vị truyền tải điện có quyền yêu cầu thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ sung các thiết bị trong lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải.
4. Thiết lập các hệ thống bảo vệ, điều khiển tự động đáp ứng các yêu cầu theo quy chuẩn ngành được áp dụng và yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo vận hành ổn định, tin cậy lưới điện truyền tải.
5. Thiết lập các sơ đồ bảo vệ lưới điện truyền tải quốc gia và duy trì đúng đặc tính vận hành của các thiết bị bảo vệ phù hợp với sơ đồ bảo vệ.
6. Duy trì lưới điện truyền tải trong tình trạng an toàn và tin cậy.
7. Tuân thủ các quy chuẩn về vận hành lưới điện truyền tải.
8. Khôi phục lại lưới điện truyền tải sau sự cố.
9. Bảo đảm sự làm việc ổn định, tin cậy và liên tục của các thiết bị DCS (Gateway)/RTU và hệ thống thông tin phục vụ vận hành an toàn hệ thống điện truyền tải.
Điều 66. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện
1. Cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thông tin về độ sẵn sàng của các tổ máy phát điện, bao gồm công suất phát, thời gian khởi động và ngừng tổ máy, tốc độ tăng giảm tải. Trường hợp có sự thay đổi về độ sẵn sàng của các tổ máy, Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp ngay cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thay đổi và nêu rõ lý do.
2. Tuân thủ lệnh điều độ trong dải sai số điều độ cho phép, trừ trường hợp việc thực hiện lệnh điều độ có thể đe dọa đến tính mạng con người, thiết bị hoặc lệnh điều độ vi phạm quy định có liên quan. Trường hợp không tuân thủ lệnh điều độ, Đơn vị phát điện phải thông báo ngay cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và nêu rõ lý do.
3. Duy trì hoạt động của hệ thống điều tốc và kích từ để đảm bảo cung cấp đầy đủ công suất theo yêu cầu trong hợp đồng mua bán điện hoặc thỏa thuận đấu nối.
4. Thiết lập các hệ thống bảo vệ, điều khiển tự động đáp ứng các yêu cầu theo quy chuẩn ngành được áp dụng và yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để bảo đảm vận hành ổn định lưới điện truyền tải.
5. Bảo đảm sự làm việc ổn định, tin cậy và liên tục của thiết bị DCS(Gateway)/RTU và hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý để phục vụ vận hành an toàn hệ thống điện truyền tải.
Điều 67. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
1. Cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông số kỹ thuật của thiết bị theo mẫu và thời gian do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định, sự thay đổi khả năng sẵn sàng của thiết bị và lý do thay đổi.
2. Tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, trừ trường hợp việc thực hiện lệnh điều độ đe dọa đến tính mạng con người, thiết bị hoặc lệnh điều độ đó vi phạm các quy định có liên quan.
3. Vận hành các thiết bị bù trong lưới điện phân phối để đáp ứng nhu cầu công suất phản kháng mà Đơn vị phân phối điện có nghĩa vụ cung cấp cho hệ thống điện.
4. Duy trì hoạt động của hệ thống bảo vệ, khả năng sẵn sàng làm việc của hệ thống tự động sa thải phụ tải theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
5. Lập và cung cấp số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Chương III Thông tư này.
6. Bảo đảm sự làm việc ổn định, tin cậy và liên tục của thiết bị DCS(Gateway)/RTU và hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý để phục vụ vận hành an toàn hệ thống điện truyền tải.
Điều 68. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
1. Tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
2. Thực hiện đúng biểu đồ phụ tải và đảm bảo hệ số công suất như trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
3. Duy trì hoạt động của hệ thống bảo vệ để chống sự cố lan truyền vào hệ thống điện.
4. Lập và cung cấp số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Chương III Thông tư này.
5. Bảo đảm sự làm việc ổn định, tin cậy và liên tục của thiết bị DCS(Gateway)/RTU và hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý để phục vụ vận hành an toàn hệ thống điện truyền tải.
Điều 69. Các loại dịch vụ phụ trợ
Các loại dịch vụ phụ trợ được sử dụng để điều chỉnh tần số và điện áp trong quá trình vận hành hệ thống điện truyền tải bao gồm:
1. Điều tần.
2. Dự phòng quay.
3. Khởi động nhanh.
4. Khởi động nguội.
5. Điều chỉnh điện áp.
6. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện.
7. Khởi động đen.
Điều 70. Yêu cầu kỹ thuật của các dịch vụ phụ trợ
1. Điều tần: Tổ máy cung cấp dịch vụ điều tần phải có khả năng tăng hoặc giảm công suất đáp ứng với sự thay đổi tần số của hệ thống điện hoặc với các tín hiệu tự động khác do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định. Các tổ máy phải có khả năng thay đổi ít nhất 4% công suất định mức của tổ máy trong vòng mười (10) giây và có thể duy trì mức thay đổi này tối thiểu trong mười (10) phút.
2. Dự phòng quay: Tổ máy cung cấp dự phòng quay phải có khả năng tăng đến công suất định mức theo tín hiệu tần số hoặc các tín hiệu tự động khác được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quy định trong vòng hai mươi lăm (25) giây và duy trì ở mức công suất định mức đó tối thiểu ba mươi (30) phút.
3. Khởi động nhanh: Tổ máy cung cấp dự phòng khởi động nhanh phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong vòng mười lăm (15) phút và duy trì ở mức công suất này tối thiểu tám (08) giờ.
4. Khởi động nguội: Tổ máy cung cấp dự phòng khởi động nguội phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong vòng tám (08) giờ và duy trì ở mức công suất này tối thiểu một (01) tuần.
5. Điều chỉnh điện áp: Tổ máy cung cấp dịch vụ điều chỉnh điện áp phải có khả năng thay đổi công suất phản kháng đáp ứng yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
6. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện: Tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện phải có khả năng tăng đến công suất định mức trong một (01) giờ và duy trì mức công suất định mức tối thiểu trong tám (08) giờ.
7. Khởi động đen: Tổ máy cung cấp dịch vụ khởi động đen phải có khả năng tự khởi động từ trạng thái nguội mà không cần nguồn cấp ngoài và phải có khả năng kết nối, cấp điện cho lưới điện truyền tải sau khi đã khởi động được.
Điều 71. Nguyên tắc xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ
1. Nguyên tắc chung để xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ, bao gồm:
a) Đảm bảo mức dự phòng điện năng và công suất của hệ thống điện duy trì trong năm để đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành và an ninh cung cấp điện;
b) Đạt mức chi phí tối thiểu trong giới hạn các nguồn cung cấp đang có.
2. Nguyên tắc xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ:
a) Khởi động nhanh: Yêu cầu dự phòng khởi động nhanh phải có khả năng bù đắp lượng chênh lệch giữa dự phòng công suất hợp lý xác định tại
b) Khởi động nguội: Các yêu cầu đối với dự phòng khởi động nguội phải có khả năng bù đắp lượng chênh lệch giữa dự phòng điện năng hợp lý xác định tại
c) Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện: Để xác định những tổ máy phát điện đáp ứng dịch vụ vận hành phải phát này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tính toán và so sánh ở các chế độ vận hành có ràng buộc và không ràng buộc trên mô hình tính toán mô phỏng thị trường điện. Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện phải được Cục Điều tiết điện lực thông qua hàng năm;
d) Khởi động đen: Yêu cầu đối với khởi động đen là phải đảm bảo huy động lượng công suất một cách hiệu quả và sẵn sàng khi hệ thống điện có sự cố gây mất điện cô lập trong một khu vực rộng lớn. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải xem xét, phân tích các sự cố có thể phân tách lưới điện truyền tải ra thành các vùng miền cô lập để tính toán, xác định yêu cầu đối với dịch vụ khởi động đen trong hệ thống điện truyền tải.
3. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố kết quả xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ cho năm tới để làm cơ sở lập kế hoạch mua và huy động các dịch vụ phụ trợ trong năm.
4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ bao gồm phương pháp tính, trình tự thủ tục phê duyệt dịch vụ phụ trợ, quy trình vận hành dịch vụ phụ trợ trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Điều 72. Đăng ký dịch vụ phụ trợ
1. Đơn vị phát điện có nhà máy điện đấu nối với lưới điện truyền tải hoặc tham gia thị trường điện cạnh tranh phải đăng ký với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ của từng tổ máy phát điện phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại
2. Đối với nhà máy điện chuẩn bị đóng điện đưa vào vận hành thương mại, Đơn vị phát điện đăng ký khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ của từng tổ máy phát điện chậm nhất ba (03) tháng trước ngày tổ máy phát điện vận hành thương mại.
3. Đơn vị phát điện phải thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện bất kỳ thay đổi nào về thiết bị ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ của đơn vị mình trong thời gian sớm nhất.
MỤC 4. LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
Điều 73. Quy định chung về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện truyền tải
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng hệ thống điện truyền tải bao gồm kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện truyền tải và các nguồn điện đấu nối vào lưới điện truyền tải phục vụ cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải theo quy định.
2. Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện truyền tải được lập trên cơ sở lịch đăng ký vận hành và kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải và phải được tính toán cân đối trong toàn bộ hệ thống điện quốc gia theo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy và kinh tế toàn hệ thống;
b) Cân bằng công suất nguồn phát và phụ tải và có đủ lượng dự phòng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ cần thiết cho các chế độ vận hành của hệ thống điện quốc gia.
3. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải tuân thủ sự hướng dẫn và kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện truyền tải do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện do Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải đăng ký đối với vấn đề an ninh cung cấp điện theo quy định từ Điều 90 đến
5. Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện bao gồm:
a) Lịch bảo dưỡng sửa chữa của mười hai (12) tháng;
b) Lịch bảo dưỡng sửa chữa tháng, tuần, ngày;
c) Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hai (02) năm tiếp theo để đánh giá an ninh hệ thống trung hạn.
6. Lịch bảo dưỡng sửa chữa mười hai (12) tháng tiếp theo phải được lập riêng biệt với lịch bảo dưỡng sửa chữa tháng, tuần, ngày và phải được thông báo cho các đơn vị liên quan về chế độ vận hành tháng, tuần, ngày. Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa hai (02) năm tiếp theo là kế hoạch định hướng dùng để đánh giá an ninh hệ thống trung hạn.
7. Thời gian trình lịch bảo dưỡng sửa chữa phải tuân thủ quy định về thời gian trình chế độ vận hành.
8. Lịch bảo dưỡng sửa chữa bao gồm các nội dung sau:
a) Tên thiết bị cần được bảo dưỡng sửa chữa;
b) Yêu cầu và nội dung bảo dưỡng sửa chữa;
c) Dự kiến thời gian bắt đầu và hoàn thành công việc bảo dưỡng sửa chữa;
d) Những thiết bị liên quan khác.
9. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Điều 74. Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện
1. Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện được lập cho các giai đoạn: hai (02) năm tiếp theo, mười hai (12) tháng tới, một (01) tháng tới, một (01) tuần tới và một (01) ngày tới.
2. Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện phải đảm bảo việc phối hợp lịch bảo dưỡng sửa chữa cho tất cả các thiết bị để giảm thiểu ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện toàn hệ thống.
3. Định kỳ hàng năm, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện cho hai (02) năm tiếp theo.
4. Trên cơ sở các thông tin về kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa được cung cấp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện cho các tổ máy phát điện, đường dây truyền tải điện và các thiết bị kết nối liên quan, nhằm mục đích giảm thiểu ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện toàn hệ thống.
5. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phối hợp với các đơn vị có liên quan để đề xuất kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị nhằm mục đích tối thiểu hóa ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện toàn hệ thống.
6. Trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố các thông tin sau:
a) Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện cho hai (02) năm tiếp theo;
b) Lịch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện cho mười hai (12) tháng tới;
c) Lịch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện hàng tháng;
d) Lịch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện hàng tuần;
đ) Lịch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện và nhà máy điện hàng ngày.
7. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải định kỳ công bố kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa như sau:
a) Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa hai (02) năm tiếp theo phải được cập nhật và công bố hàng năm;
b) Lịch bảo dưỡng sửa chữa mười hai (12) tháng tới phải được cập nhật và công bố định kỳ ba (03) tháng;
c) Lịch bảo dưỡng sửa chữa hàng tháng phải được cập nhật và công bố hàng tuần;
d) Lịch bảo dưỡng sửa chữa tuần phải được cập nhật và công bố hai (02) lần một (01) tuần cho bảy (07) ngày tiếp theo;
đ) Lịch bảo dưỡng sửa chữa ngày phải được công bố hai (02) lần trong ngày và xét tới hai mươi tư (24) giờ tiếp theo.
Điều 75. Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa
1. Trong quá trình lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị quy định tại
2. Trước khi từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thực hiện thứ tự ưu tiên như sau:
a) Tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa cho nguồn điện có mức ưu tiên cao hơn cho lưới điện truyền tải;
b) Tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa của các nguồn điện được ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện toàn hệ thống;
c) Trường hợp có hai hoặc nhiều yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện có cùng ảnh hưởng đến giá phát điện tới khách hàng sử dụng điện cuối cùng thì yêu cầu nào đưa trước sẽ có thứ tự ưu tiên cao nhất.
3. Căn cứ thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa đến khi yêu cầu an ninh cung cấp điện được đảm bảo.
Điều 76. Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa
1. Việc đăng ký đưa thiết bị đang vận hành hoặc dự phòng để bảo dưỡng sửa chữa của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải được phân loại như sau:
a) Đăng ký sửa chữa theo kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập;
b) Đăng ký sửa chữa ngoài kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa không theo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập;
c) Đăng ký sửa chữa do sự cố là đăng ký tách thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến sự cố để sửa chữa.
2. Nội dung của đăng ký tách thiết bị ra sửa chữa bao gồm:
a) Tên thiết bị;
b) Nội dung công việc chính;
c) Thời gian dự kiến tiến hành công việc;
d) Thời gian dự kiến tiến hành nghiệm thu, chạy thử;
đ) Thời điểm dự kiến thao tác tách thiết bị và đưa thiết bị trở lại làm việc;
e) Các thông tin cần thiết khác.
3. Trường hợp có cảnh báo suy giảm an ninh hệ thống điện dẫn đến phải thay đổi lịch tách thiết bị ra sửa chữa, các đơn vị quản lý vận hành thiết bị phải đăng ký lại với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ít nhất bốn mươi tám (48) giờ trước giờ thiết bị được tách ra khỏi vận hành, kể cả sửa chữa trong kế hoạch và ngoài kế hoạch.
4. Trường hợp cần thiết, khi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, các đơn vị quản lý vận hành thiết bị có thể tách thiết bị đó để tránh nguy hiểm cho người hoặc thiết bị. Các đơn vị này phải lập tức thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đầy đủ các thông tin về việc tách thiết bị khẩn cấp khỏi vận hành.
5. Khi có thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện quy định tại
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình, trình tự, thủ tục tách các thiết bị ra sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Điều 77. Tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị đang vận hành
1. Trường hợp phát hiện thiết bị đang vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị, nhân viên vận hành của các đơn vị quản lý vận hành thiết bị đó có quyền tách khẩn cấp thiết bị ra khỏi hệ thống điện và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình trong việc tách thiết bị đó ra khỏi hệ thống điện.
2. Quá trình tách thiết bị khẩn cấp bao gồm cả việc tách thiết bị tự động bởi các thiết bị bảo vệ hoặc các thiết bị tự động khác.
Điều 78. Báo cáo việc tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị
Trường hợp tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị, đơn vị quản lý vận hành thiết bị có trách nhiệm:
1. Cập nhật và báo cáo ngay các thông tin liên quan đến thiết bị này trong thời gian một (01) giờ.
2. Trong thời hạn một (01) giờ, phải thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về sự thay đổi trạng thái của thiết bị.
3. Trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ phải lập báo cáo giải trình gửi Cục Điều tiết điện lực về lý do tách thiết bị khỏi vận hành và nêu rõ nguyên nhân.
MỤC 5. LẬP LỊCH VÀ ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN
Điều 79. Lập lịch huy động ngày tới
1. Mục đích của việc lập lịch huy động ngày tới là điều chỉnh lịch huy động điện năng và các dịch vụ phụ trợ của mỗi tổ máy phát điện cho ngày tới.
2. Lập lịch huy động ngày tới được thực hiện căn cứ trên bản chào của các Đơn vị phát điện phù hợp với Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đồng thời xét đến các ràng buộc an ninh hệ thống điện.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố trên trang Web chính thức của thị trường điện kết quả lịch huy động ngày tới dựa trên các bản chào của Đơn vị phát điện theo Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Điều 80. Lập lịch huy động giờ tới
1. Mục đích của việc lập lịch huy động giờ tới:
a) Điều chỉnh lịch huy động các tổ máy phát điện theo dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ tới và xét đến ràng buộc an ninh hệ thống điện;
b) Lập lịch huy động giờ tới cho các tổ máy phát điện và các dịch vụ phụ trợ phục vụ vận hành thời gian thực.
2. Trước ba mươi (30) phút của giờ tới, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ tới phục vụ lập lịch huy động giờ tới, chế độ vận hành dự kiến, các ràng buộc an ninh của hệ thống điện và các thông tin cần thiết khác.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố thông tin về kết quả lịch huy động giờ tới trên trang Web thị trường điện theo thời gian biểu vận hành thị trường điện.
Điều 81. Ràng buộc an ninh hệ thống
1. Để lập lịch huy động và điều độ đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc vận hành an toàn quy định tại
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm nghiên cứu và xác định danh mục các ràng buộc an ninh hệ thống điện phục vụ quá trình lập lịch huy động và điều độ kinh tế hệ thống điện, bao gồm:
a) Ràng buộc lưới điện truyền tải;
b) Ràng buộc khả năng phát của tổ máy phát điện;
c) Yêu cầu đối với dịch vụ phụ trợ;
d) Các ràng buộc cần thiết để đảm bảo an toàn cung cấp điện quy định tại
3. Quy trình lập lịch huy động và điều độ phải tính đến tất cả các ràng buộc an ninh hệ thống.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố cơ sở và cách tính các ràng buộc an ninh hệ thống điện trước ít nhất một tuần và phải được cập nhật liên tục.
5. Trường hợp cần thiết, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có thể thay đổi những ràng buộc an ninh hệ thống điện trong quá trình điều độ thời gian thực để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.
6. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố lịch huy động ngày tới, những ràng buộc an ninh ảnh hưởng đến lịch huy động ngày tới, lịch huy động giờ tới và những phương thức điều độ thời gian thực cùng với giải trình về bất kỳ thay đổi nào khi thực hiện điều độ thời gian thực.
Điều 82. Điều độ hệ thống điện thời gian thực
1. Mục đích điều độ hệ thống điện thời gian thực.
a) Đảm bảo lịch điều độ các tổ máy phát điện và dịch vụ phụ trợ trong thời gian thực được thực hiện minh bạch đối với tất cả các bên khi tham gia thị trường điện;
b) Đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn tin cậy theo quy định.
2. Các nguyên tắc điều độ hệ thống điện thời gian thực
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm vận hành hệ thống điện trong thời gian thực, ra lệnh điều độ và tuân thủ theo các quy trình, quy định có liên quan;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều độ hệ thống điện trong thời gian thực căn cứ trên lịch huy động giờ tới. Trường hợp khẩn cấp, để đảm bảo an ninh hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền vận hành hệ thống điện khác với lịch huy động giờ tới. Các thay đổi này phải được ghi lại trong báo cáo vận hành ngày và thông báo cho các bên có liên quan;
c) Các đơn vị tham gia thị trường điện phải tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
d) Các lệnh điều độ phải được ghi lại trong nhật ký điều độ, bằng máy ghi âm và cơ sở dữ liệu của phần mềm quản lý vận hành hệ thống điện;
đ) Sau thời điểm vận hành thời gian thực, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải công bố thông tin về các lệnh điều độ huy động tổ máy, vận hành hệ thống điện trang Web thị trường điện theo thời gian biểu vận hành thị trường điện.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Điều 83. Các phương thức vận hành hệ thống điện thời gian thực
1. Phương thức vận hành ở chế độ bình thường và cảnh báo.
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đảm bảo cân bằng cung cầu trong thời gian thực bằng cách ra lệnh thực hiện các thao tác vận hành dựa trên cơ sở lịch huy động giờ tới;
b) Khi xảy ra trạng thái mất cân bằng trên hệ thống điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ra lệnh huy động các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ điều tần, dự phòng quay và sau đó điều chỉnh công suất phát của các tổ máy phát điện căn cứ trên thứ tự huy động theo các bản chào để đưa hệ thống điện trở lại trạng thái cân bằng và duy trì mức dự phòng theo quy định.
2. Phương thức vận hành ở chế độ khẩn cấp.
a) Trường hợp đã thực hiện các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà hệ thống điện không trở về chế độ bình thường, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm huy động các tổ máy dự phòng khởi động nhanh căn cứ trên chi phí thấp nhất bao gồm cả lịch huy động giờ tới;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố lịch huy động thực tế của các loại dịch vụ phụ trợ trên trang Web thị trường điện theo Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
3. Phương thức vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp:
a) Trường hợp đã thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này mà hệ thống điện vẫn ở trạng thái mất cân bằng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép thực hiện các biện pháp sa thải phụ tải;
b) Trường hợp xảy ra sự cố trong vận hành thời gian thực, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền điều độ tất cả các nhà máy điện trong hệ thống điện nhằm nhanh chóng đưa hệ thống điện trở về trạng thái vận hành bình thường;
c) Các đơn vị liên quan phải tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để khôi phục hệ thống điện trở về trạng thái vận hành bình thường;
d) Các thay đổi trên phải được ghi trong báo cáo vận hành của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và thông báo cho các bên liên quan;
đ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Quy trình, thủ tục sa thải phụ tải của hệ thống điện trong chế độ sự cố trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
4. Khôi phục hệ thống điện
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thực hiện quy định tại Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia để tiến hành các biện pháp khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường.
5. Vận hành khi dừng thị trường điện
Trong trường hợp thị trường điện tạm dừng hoạt động, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều độ hệ thống điện căn cứ trên lịch huy động ngày tới có xét đến các ràng buộc an ninh hệ thống được tính toán và công bố.
MỤC 6. TRAO ĐỔI THÔNG TIN XỬ LÝ SỰ CỐ
Điều 84. Yêu cầu trao đổi thông tin xử lý sự số
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chung trong việc xử lý các sự cố ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn và tin cậy hệ thống điện.
2. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm gửi thông báo ngay theo đường fax hoặc các hình thức thông tin khác cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải trong quá trình vận hành khi có sự cố tại bất kỳ một phần tử nào trên lưới điện truyền tải mà ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các đơn vị này.
3. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm thông báo ngay cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Đơn vị truyền tải điện bất kỳ một hoạt động hay sự cố nào trong phạm vi quản lý có thể ảnh hưởng đến quá trình vận hành an toàn và tin cậy hệ thống điện quốc gia.
4. Khi nhận được thông báo theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải liên hệ với Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải để tìm nguyên nhân sự cố. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải cung cấp các thông tin có liên quan, giải đáp các câu hỏi và yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
5. Nội dung của thông báo, báo cáo hoặc giải pháp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này bao gồm:
a) Tên và chức vụ của người cung cấp thông báo, báo cáo hoặc giải đáp, thời gian thông báo, gửi báo cáo hoặc giải đáp;
b) Thông tin chi tiết liên quan đến vận hành, làm rõ trường hợp sự cố hoặc những rủi ro xảy ra.
6. Báo cáo thông tin sự cố hoặc các giải đáp về sự cố có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Báo cáo sự cố hoặc các giải đáp về sự cố phải bao gồm các nội dung và được thực hiện như sau:
a) Thông tin chi tiết về nguyên nhân sự cố, những ảnh hưởng hoặc thiệt hại do sự cố, tai nạn hoặc thiệt hại tính mạng; biện pháp khắc phục và kết quả thực hiện những biện pháp đó;
b) Trường hợp sự cố có thể khắc phục ngay, báo cáo hoặc giải đáp dưới dạng lời nói: người báo cáo phải nói từng từ cho người nhận để ghi lại và người nhận phải đọc lại những thông tin này để người cung cấp xác nhận lại một cách chính xác thông tin đó.
c) Trường hợp sự cố xảy ra trong nhà máy, nhà máy phải báo cáo hoặc giải đáp. Nếu sự cố xảy ra tại hệ thống điện đấu nối với lưới điện truyền tải quốc gia, khách hàng phải báo cáo về sự cố hoặc giải đáp các câu hỏi; nếu sự cố xảy ra trên lưới điện truyền tải quốc gia thì Đơn vị truyền tải điện phải làm báo cáo hoặc giải đáp các câu hỏi;
d) Trường hợp sự cố liên quan đến nhiều bên như nhà máy điện, Khách hàng sử dụng điện, nếu một bên yêu cầu tổ chức cuộc họp, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tổ chức cuộc họp với sự có mặt của các bên có liên quan. Kết luận cuộc họp có hiệu lực thi hành đối với tất cả các bên có liên quan.
7. Trong quá trình vận hành, các hoạt động sau đây phải được thông báo bằng văn bản hoặc bản ghi âm:
a) Dừng hoạt động để thử nghiệm một phần của nhà máy điện liên quan đến độ tin cậy của hệ thống lưới điện quốc gia;
b) Dừng hoạt động để thử nghiệm một phần của hệ thống điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải liên quan đến độ tin cậy của lưới điện truyền tải;
c) Kiểm tra không theo kế hoạch, thử nghiệm các hạng mục của nhà máy điện và các Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải;
d) Thao tác đóng cắt dao tiếp đất, cắt đấu nối không tuân theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
đ) Các hoạt động có liên quan do Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải thực hiện.
Mọi thông tin liên quan đến quá trình vận hành hay sự cố chỉ được cung cấp cho bên thứ 3 trong các trường hợp sau:
1. Các trường hợp do pháp luật quy định.
2. Có sự thỏa thuận giữa các Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, hoặc được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho phép cung cấp thông tin.
3. Bên thứ 3 là khách hàng có đấu nối với lưới điện truyền tải quốc gia và được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cho phép cung cấp thông tin.
MỤC 7. PHỐI HỢP VẬN HÀNH AN TOÀN
Điều 86. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện trong phối hợp vận hành an toàn
1. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm xây dựng các quy trình, thủ tục phối hợp vận hành an toàn lưới điện truyền tải trình Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Quy trình, thủ tục phối hợp vận hành an toàn lưới điện truyền tải gồm các nội dung sau:
a) Thủ tục vận hành an toàn lưới điện truyền tải với lưới điện của khách hàng;
b) Thủ tục đảm bảo an toàn trong vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện truyền tải hoặc các thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.
3. Các quy trình, thủ tục phối hợp vận hành an toàn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và các quy định có liên quan.
1. Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải phải phối hợp vận hành và bảo dưỡng lưới điện truyền tải và các thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải trong phạm vi quản lý đảm bảo hệ thống điện quốc gia vận hành an toàn và tin cậy.
2. Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp vận hành an toàn để đảm bảo tuân thủ quy định về vận hành an toàn và bảo dưỡng lưới điện truyền tải, các thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.
Điều 88. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành lưới điện truyền tải
1. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ gửi Cục Điều tiết điện lực, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải năm tới, tháng tới, bao gồm việc lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị quy định từ Điều 73 đến
2. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện, kết quả vận hành lưới điện truyền tải năm (05) năm, hàng năm, hàng tháng và hàng tuần. Trong đó đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Chương II Thông tư này; đánh giá kết quả vận hành lưới điện truyền tải; tình hình quá tải, sự cố thiết bị và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn tin cậy và hiệu quả; các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quy định tại
3. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện phải lập báo cáo về kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải cho năm tới; trước ngày 15 hàng tháng lập báo cáo về kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải cho tháng tới; trước ngày thứ năm hàng tuần phải lập báo cáo về kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải tuần tới gửi Cục Điều tiết điện lực và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Điều 89. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia.
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ gửi Cục Điều tiết điện lực về kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới và tuần tới, bao gồm việc lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị quy định từ Điều 73 đến
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện, kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia năm (05) năm, hàng năm, hàng tháng và hàng tuần. Trong đó đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn vận hành quy định tại Chương II Thông tư này; đánh giá nhu cầu phụ tải điện và diễn biến tiêu thụ điện, đánh giá sai số dự báo nhu cầu phụ tải điện; đánh giá kết quả vận hành lưới điện truyền tải; tình hình sự cố và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn tin cậy và hiệu quả; các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quy định tại
3. Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải lập báo cáo về kế hoạch vận hành cho năm tới; trước ngày 25 hàng tháng lập báo cáo về kế hoạch vận hành cho tháng tới; trước ngày thứ sáu hàng tuần phải lập báo cáo về kế hoạch vận hành tuần tới gửi Cục Điều tiết điện lực.
Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 12/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/04/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hữu Hào
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 202 đến số 203
- Ngày hiệu lực: 01/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tần số
- Điều 5. Điện áp
- Điều 6. Cân bằng pha
- Điều 7. Sóng hài
- Điều 8. Mức nhấp nháy điện áp
- Điều 9. Dao động điện áp
- Điều 10. Chế độ nối đất trung tính
- Điều 11. Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ ngắn mạch
- Điều 12. Hệ số chạm đất
- Điều 13. Độ tin cậy của lưới điện truyền tải
- Điều 14. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải
- Điều 15. Quy định chung về dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
- Điều 16. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm
- Điều 17. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng
- Điều 18. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần
- Điều 19. Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày
- Điều 20. Dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ
- Điều 21. Nguyên tắc chung
- Điều 22. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải
- Điều 23. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho lập kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải
- Điều 24. Trình tự lập, phê duyệt và công bố kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải
- Điều 27. Các yêu cầu chung
- Điều 28. Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối
- Điều 29. Yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ rơ le
- Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin
- Điều 31. Yêu cầu về hệ thống SCADA/EMS
- Điều 32. Yêu cầu khả năng huy động, điều khiển công suất tác dụng và công suất phản kháng của tổ máy phát điện
- Điều 33. Hệ thống kích từ của tổ máy phát điện
- Điều 34. Hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện
- Điều 35. Khởi động đen
- Điều 36. Nối đất trung tính máy biến áp
- Điều 37. Hệ số công suất của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải
- Điều 38. Độ dao động phụ tải
- Điều 39. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số
- Điều 42. Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 43. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 44. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 45. Đóng điện điểm đấu nối
- Điều 46. Trình tự thử nghiệm để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
- Điều 47. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị sau khi chính thức đưa vào vận hành
- Điều 48. Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 49. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 50. Đóng điện điểm đấu nối
- Điều 51. Thay thế thiết bị trên lưới điện truyền tải
- Điều 52. Các trường hợp tách đấu nối
- Điều 53. Tách đấu nối tự nguyện
- Điều 54. Tách đấu nối bắt buộc
- Điều 55. Khôi phục đấu nối
- Điều 56. Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải
- Điều 57. Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải
- Điều 58. Kiểm tra, giám sát hệ thống bảo vệ rơ le
- Điều 59. Ổn định hệ thống điện
- Điều 60. Thử nghiệm và giám sát thử nghiệm
- Điều 61. Xử lý sự cố
- Điều 62. Thông báo suy giảm an ninh hệ thống
- Điều 63. Sa thải phụ tải đảm bảo an ninh hệ thống
- Điều 64. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
- Điều 65. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện
- Điều 66. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện
- Điều 67. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
- Điều 68. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
- Điều 69. Các loại dịch vụ phụ trợ
- Điều 70. Yêu cầu kỹ thuật của các dịch vụ phụ trợ
- Điều 71. Nguyên tắc xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ
- Điều 72. Đăng ký dịch vụ phụ trợ
- Điều 73. Quy định chung về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện truyền tải
- Điều 74. Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện
- Điều 75. Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa
- Điều 76. Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa
- Điều 77. Tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị đang vận hành
- Điều 78. Báo cáo việc tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị
- Điều 79. Lập lịch huy động ngày tới
- Điều 80. Lập lịch huy động giờ tới
- Điều 81. Ràng buộc an ninh hệ thống
- Điều 82. Điều độ hệ thống điện thời gian thực
- Điều 83. Các phương thức vận hành hệ thống điện thời gian thực
- Điều 86. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện trong phối hợp vận hành an toàn
- Điều 87. Phân công phối hợp vận hành giữa Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải
- Điều 88. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành lưới điện truyền tải
- Điều 89. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia.
- Điều 90. Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện
- Điều 91. Xác định mức dự phòng điện năng và dự phòng công suất hệ thống điện
- Điều 92. Phê duyệt mức dự phòng công suất và dự phòng điện năng
- Điều 93. Đánh giá an ninh hệ thống trung hạn
- Điều 94. Đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn
- Điều 95. Yêu cầu chung
- Điều 96. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
- Điều 97. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị truyền tải điện
- Điều 98. Vị trí đo đếm điện năng
- Điều 99. Hệ thống đo đếm điện năng
- Điều 100. Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng cho các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và Đơn vị phân phối điện
- Điều 101. Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng cho các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với các nhà máy điện không tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
- Điều 102. Trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống đo đếm
- Điều 103. Trách nhiệm xây các quy trình vận hành hệ thống đo đếm điện năng và tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thu thập xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm.
- Điều 104. Cấu hình tối thiểu của hệ thống đo đếm điện năng
- Điều 105. Yêu cầu kỹ thuật của công tơ đo đếm điện năng
- Điều 106. Yêu cầu kỹ thuật của biến dòng điện sử dụng cho mục đích đo đếm điện năng
- Điều 107. Yêu cầu kỹ thuật của biến điện áp sử dụng cho mục đích đo đếm điện năng
- Điều 108. Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm
- Điều 109. Yêu cầu kỹ thuật đối với niêm phong kẹp chì và bảo mật
- Điều 110. Các trường hợp được miễn trừ thực hiện
- Điều 111. Thẩm quyền và căn cứ quyết định miễn trừ
- Điều 112. Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
- Điều 113. Thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
- Điều 114. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 115. Rút đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 116. Bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện