Chương 2 Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công thương ban hành
TIÊU CHUẨN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
1. Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là 50Hz. Ở các chế độ vận hành của hệ thống điện, tần số được phép dao động trong các phạm vi được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1. Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia
Chế độ vận hành của hệ thống điện | Dải tần số cho phép |
Vận hành bình thường | 49,8 Hz ÷ 50,2 Hz |
Sự cố đơn lẻ | 49,5 Hz ÷ 50,5 Hz |
2. Trong trường hợp hệ thống điện quốc gia bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trong trạng thái khẩn cấp, cho phép tần số hệ thống điện dao động trong khoảng từ 47Hz cho đến 52Hz. Dải tần số cho phép và số lần cho phép xuất hiện được xác định theo chu kỳ một (01) năm hoặc hai (02) năm được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2. Dải tần số cho phép và số lần cho phép trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp
Dải tần số cho phép (Hz) (“f” là tần số hệ thống điện) | Số lần cho phép theo chu kỳ thời gian (tính từ thời điểm bắt đầu chu kỳ) |
52 ≥ f ≥ 51,25 | 7 lần trong 01 năm |
51,25 > f > 50,5 | 50 lần trong 01 năm |
49,5 > f > 48,75 | 60 lần trong 01 năm |
48,75 ≥ f > 48 | 12 lần trong 01 năm |
48 ≥ f ≥ 47 | 01 lần trong 02 năm |
1. Các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải bao gồm 500kV, 220kV và 110kV.
2. Trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới được quy định tại Bảng 3:
Bảng 3. Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải
Cấp điện áp | Chế độ vận hành của hệ thống điện | |
Vận hành bình thường | Sự cố một phần tử | |
500kV | 475 ÷ 525 | 450 ÷ 550 |
220kV | 209 ÷ 242 | 198 ÷ 242 |
110kV | 104 ÷ 121 | 99 ÷ 121 |
3. Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong trạng thái khẩn cấp hoặc trong quá trình khôi phục hệ thống, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện tạm thời lớn hơn ± 10% so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá ± 20% so với điện áp danh định.
4. Trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ.
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh định đối với các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải.
1. Giá trị cực đại cho phép của tổng mức biến dạng điện áp (tính theo % điện áp danh định) do các thành phần sóng hài bậc cao gây ra đối với các cấp điện áp 110kV, 220kV và 500kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
2. Giá trị cực đại cho phép của tổng mức biến dạng phía phụ tải (tính theo % dòng điện danh định) đối với các cấp điện áp 110kV, 220kV và 500kV phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
3. Trong điều kiện vận hành bình thường, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đảm bảo tổng mức biến dạng do sóng hài trên lưới điện truyền tải không vượt quá các giá trị quy định khoản 1 Điều này.
4. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đảm bảo thiết bị đấu nối của mình không phát thêm sóng hài lên lưới điện vượt quá giá trị quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp tổng mức biến dạng sóng hài phía phụ tải có dấu hiệu vi phạm các giá trị quy định tại khoản 2 Điều này, Đơn vị truyền tải điện phải thực hiện kiểm tra giá trị sóng hài và điều tra nguyên nhân nếu có vi phạm. Trường hợp tổng mức biến dạng sóng hài phía phụ tải vi phạm quy định, bên vi phạm phải trả toàn bộ chi phí kiểm tra, điều tra và các thiệt hại gây ra cho Đơn vị truyền tải điện. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy phụ tải không vi phạm tiêu chuẩn, Đơn vị truyền tải điện phải tự chịu toàn bộ chi phí kiểm tra.
6. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải cho rằng tổng mức biến dạng điện áp có dấu hiệu vi phạm các giá trị quy định tại khoản 1 Điều này, khách hàng có quyền yêu cầu Đơn vị truyền tải điện kiểm tra các giá trị sóng hài. Đơn vị truyền tải điện phải thực hiện kiểm tra giá trị sóng hài và điều tra nguyên nhân nếu có vi phạm. Trường hợp tổng mức biến dạng điện áp vi phạm quy định, Đơn vị truyền tải điện phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, điều tra và các thiệt hại gây ra. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy không vi phạm tiêu chuẩn, khách hàng đề nghị kiểm tra phải trả cho Đơn vị truyền tải toàn bộ chi phí kiểm tra.
1. Mức nhấp nháy điện áp tối đa cho phép trong lưới điện truyền tải được quy định tại Bảng 4.
Bảng 4. Mức nhấp nháy điện áp
Cấp điện áp | Plt95% | Pst95% |
110, 220, 500kV | 0,6 | 0,8 |
2. Trong đó Plt95% là ngưỡng giá trị của Plt sao cho trong khoảng 95% thời gian đo (ít nhất một tuần) và 95% số vị trí đo Plt không vượt quá giá trị này.
3. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm kiểm soát mức nhấp nháy điện áp trên lưới điện truyền tải đảm bảo mức nhấp nháy điện áp tại điểm đấu nối không vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 4 trong chế độ vận hành bình thường. Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải có trách nhiệm đảm bảo thiết bị đấu nối của mình không gây ra mức nhấp nháy điện áp trên lưới điện vượt quá giá trị quy định tại Bảng 4.
4. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải cho rằng mức nhấp nháy điện áp có dấu hiệu vi phạm các giá trị quy định tại khoản 1 Điều này, khách hàng có quyền yêu cầu Đơn vị truyền tải điện kiểm tra mức nhấp nháy điện áp. Đơn vị truyền tải điện phải thực hiện kiểm tra mức nhấp nháy điện áp và điều tra nguyên nhân nếu có vi phạm. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy mức nhấp nháy điện áp vi phạm quy định, Đơn vị truyền tải điện phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, điều tra và các thiệt hại gây ra; trường hợp không vi phạm tiêu chuẩn, khách hàng đề nghị kiểm tra phải trả cho đơn vị truyền tải toàn bộ chi phí kiểm tra.
5. Trường hợp cho rằng Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải gây ra mức nhấp nháy điện áp vượt quá giá trị cho phép, Đơn vị truyền tải điện phải thực hiện kiểm tra mức nhấp nháy điện áp và xác định nguyên nhân gây ra vi phạm. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy mức nhấp nháy điện áp do khách hàng vi phạm quy định thì bên vi phạm phải trả toàn bộ chi phí kiểm tra, điều tra và các thiệt hại gây ra cho Đơn vị truyền tải điện; trường hợp không vi phạm tiêu chuẩn, Đơn vị truyền tải điện phải tự chịu toàn bộ chi phí kiểm tra.
1. Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện truyền tải do phụ tải dao động gây ra không được vượt quá 2,5% của điện áp danh định và phải nằm trong phạm vi giá trị điện áp vận hành cho phép đối với từng cấp điện áp được quy định tại
2. Trong trường hợp chuyển nấc phân áp dưới tải bằng tay, dao động điện áp tại điểm đấu nối với phụ tải không được vượt quá giá trị điều chỉnh điện áp của nấc phân áp máy biến áp điều áp dưới tải.
3. Cho phép mức điều chỉnh điện áp mỗi lần tối đa lên đến 5% giá trị điện áp danh định, với điều kiện việc điều chỉnh điện áp không được gây ra hỏng hóc thiết bị trên hệ thống điện truyền tải và thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải.
Điều 10. Chế độ nối đất trung tính
Chế độ nối đất trung tính của lưới điện truyền tải là chế độ nối đất trực tiếp.
Điều 11. Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ ngắn mạch
1. Trị số dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ ngắn mạch bằng bảo vệ chính trên hệ thống điện truyền tải được quy định tại Bảng 5.
Bảng 5. Dòng điện ngắn mạch và thời gian tối đa loại trừ ngắn mạch
Cấp điện áp | Dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép (kA) | Thời gian tối đa loại trừ ngắn mạch bằng bảo vệ chính (ms) | Thời gian chịu đựng của bảo vệ chính (s) |
500kV | 40 | 80 | 3 |
220kV | 40 | 100 | 3 |
110kV | 31,5 | 150 | 3 |
2. Trong một số trường hợp đặc biệt, Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đề xuất để được phép áp dụng mức dòng ngắn mạch lớn nhất cho một số khu vực trong hệ thống điện truyền tải khác với mức quy định tại Bảng 5.
3. Cục Điều tiết điện lực phê duyệt cho phép áp dụng mức dòng điện ngắn mạch lớn nhất khác với quy định tại Bảng 5 sau khi xem xét các đề xuất, giải trình của Đơn vị truyền tải điện và ý kiến của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải bị ảnh hưởng trực tiếp.
Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở các cấp điện áp không được vượt quá 1,4.
Điều 13. Độ tin cậy của lưới điện truyền tải
1. Độ tin cậy của lưới điện truyền tải được xác định bằng lượng điện năng không cung cấp được hàng năm do ngừng, giảm cung cấp điện không theo kế hoạch, ngừng, giảm cung cấp điện có kế hoạch và sự cố trên lưới điện truyền tải gây mất điện cho khách hàng.
2. Điện năng không cung cấp được được tính bằng tích số giữa công suất phụ tải bị mất điện với thời gian phụ tải bị mất điện trong các trường hợp mất điện kéo dài trên một (01) phút, trừ các trường hợp sau:
a) Ngừng, giảm cung cấp điện do hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn;
b) Ngừng, giảm mức cung cấp điện do sự kiện bất khả kháng (sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép).
3. Lượng điện năng không cung cấp được hàng năm của lưới điện truyền tải bằng tổng lượng điện năng không cung cấp được trong năm đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện xây dựng chỉ tiêu độ tin cậy của lưới điện truyền tải trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua, trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, phê duyệt.
Điều 14. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải
1. Tổn thất điện năng hàng năm trên lưới điện truyền tải được xác định theo công thức sau: nhận
∆A =
Trong đó:
- ∆A: Tổn thất hàng năm trên lưới điện truyền tải;
- Attnhận: Tổng lượng điện năng nhận vào lưới điện truyền tải trong năm là lượng điện năng nhận từ tất cả các Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải tại các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cộng với tổng điện năng nhập khẩu bằng lưới điện truyền tải;
- : Tổng lượng điện năng giao từ lưới điện truyền tải trong năm là lượng điện năng mà các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải tiếp nhận từ các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải cộng với tổng điện năng xuất khẩu. Tổng điện năng giao từ lưới điện truyền tải đã bao gồm tổng điện năng tự dùng của các trạm biến áp truyền tải.
2. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, Đơn vị truyền tải điện xây dựng mức tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải trình Tập đoàn điện lực Việt Nam thông qua, trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, phê duyệt.
Thông tư 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 12/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/04/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hữu Hào
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 202 đến số 203
- Ngày hiệu lực: 01/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tần số
- Điều 5. Điện áp
- Điều 6. Cân bằng pha
- Điều 7. Sóng hài
- Điều 8. Mức nhấp nháy điện áp
- Điều 9. Dao động điện áp
- Điều 10. Chế độ nối đất trung tính
- Điều 11. Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ ngắn mạch
- Điều 12. Hệ số chạm đất
- Điều 13. Độ tin cậy của lưới điện truyền tải
- Điều 14. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải
- Điều 15. Quy định chung về dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
- Điều 16. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm
- Điều 17. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng
- Điều 18. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần
- Điều 19. Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày
- Điều 20. Dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ
- Điều 21. Nguyên tắc chung
- Điều 22. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải
- Điều 23. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho lập kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải
- Điều 24. Trình tự lập, phê duyệt và công bố kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải
- Điều 27. Các yêu cầu chung
- Điều 28. Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối
- Điều 29. Yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ rơ le
- Điều 30. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin
- Điều 31. Yêu cầu về hệ thống SCADA/EMS
- Điều 32. Yêu cầu khả năng huy động, điều khiển công suất tác dụng và công suất phản kháng của tổ máy phát điện
- Điều 33. Hệ thống kích từ của tổ máy phát điện
- Điều 34. Hệ thống điều tốc của tổ máy phát điện
- Điều 35. Khởi động đen
- Điều 36. Nối đất trung tính máy biến áp
- Điều 37. Hệ số công suất của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải
- Điều 38. Độ dao động phụ tải
- Điều 39. Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số
- Điều 42. Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 43. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 44. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 45. Đóng điện điểm đấu nối
- Điều 46. Trình tự thử nghiệm để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
- Điều 47. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị sau khi chính thức đưa vào vận hành
- Điều 48. Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 49. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 50. Đóng điện điểm đấu nối
- Điều 51. Thay thế thiết bị trên lưới điện truyền tải
- Điều 52. Các trường hợp tách đấu nối
- Điều 53. Tách đấu nối tự nguyện
- Điều 54. Tách đấu nối bắt buộc
- Điều 55. Khôi phục đấu nối
- Điều 56. Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải
- Điều 57. Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải
- Điều 58. Kiểm tra, giám sát hệ thống bảo vệ rơ le
- Điều 59. Ổn định hệ thống điện
- Điều 60. Thử nghiệm và giám sát thử nghiệm
- Điều 61. Xử lý sự cố
- Điều 62. Thông báo suy giảm an ninh hệ thống
- Điều 63. Sa thải phụ tải đảm bảo an ninh hệ thống
- Điều 64. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
- Điều 65. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện
- Điều 66. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện
- Điều 67. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
- Điều 68. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
- Điều 69. Các loại dịch vụ phụ trợ
- Điều 70. Yêu cầu kỹ thuật của các dịch vụ phụ trợ
- Điều 71. Nguyên tắc xác định nhu cầu dịch vụ phụ trợ
- Điều 72. Đăng ký dịch vụ phụ trợ
- Điều 73. Quy định chung về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện truyền tải
- Điều 74. Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện, nhà máy điện
- Điều 75. Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa
- Điều 76. Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa
- Điều 77. Tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị đang vận hành
- Điều 78. Báo cáo việc tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị
- Điều 79. Lập lịch huy động ngày tới
- Điều 80. Lập lịch huy động giờ tới
- Điều 81. Ràng buộc an ninh hệ thống
- Điều 82. Điều độ hệ thống điện thời gian thực
- Điều 83. Các phương thức vận hành hệ thống điện thời gian thực
- Điều 86. Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện trong phối hợp vận hành an toàn
- Điều 87. Phân công phối hợp vận hành giữa Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải
- Điều 88. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành lưới điện truyền tải
- Điều 89. Báo cáo kế hoạch vận hành và kết quả vận hành hệ thống điện quốc gia.
- Điều 90. Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện
- Điều 91. Xác định mức dự phòng điện năng và dự phòng công suất hệ thống điện
- Điều 92. Phê duyệt mức dự phòng công suất và dự phòng điện năng
- Điều 93. Đánh giá an ninh hệ thống trung hạn
- Điều 94. Đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn
- Điều 95. Yêu cầu chung
- Điều 96. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
- Điều 97. Các chỉ số thực hiện của Đơn vị truyền tải điện
- Điều 98. Vị trí đo đếm điện năng
- Điều 99. Hệ thống đo đếm điện năng
- Điều 100. Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng cho các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và Đơn vị phân phối điện
- Điều 101. Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng cho các điểm đấu nối giữa lưới điện truyền tải với các nhà máy điện không tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
- Điều 102. Trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống đo đếm
- Điều 103. Trách nhiệm xây các quy trình vận hành hệ thống đo đếm điện năng và tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thu thập xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm.
- Điều 104. Cấu hình tối thiểu của hệ thống đo đếm điện năng
- Điều 105. Yêu cầu kỹ thuật của công tơ đo đếm điện năng
- Điều 106. Yêu cầu kỹ thuật của biến dòng điện sử dụng cho mục đích đo đếm điện năng
- Điều 107. Yêu cầu kỹ thuật của biến điện áp sử dụng cho mục đích đo đếm điện năng
- Điều 108. Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm
- Điều 109. Yêu cầu kỹ thuật đối với niêm phong kẹp chì và bảo mật
- Điều 110. Các trường hợp được miễn trừ thực hiện
- Điều 111. Thẩm quyền và căn cứ quyết định miễn trừ
- Điều 112. Hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
- Điều 113. Thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ thực hiện
- Điều 114. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 115. Rút đề nghị hưởng miễn trừ
- Điều 116. Bãi bỏ Quyết định cho phép miễn trừ thực hiện