Điều 21 Thông tư 107/2016/TT-BTC hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 21. Nghĩa vụ báo cáo của ngân hàng lưu ký
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng, ngân hàng lưu ký lập và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán báo cáo giám sát tháng về tài sản bảo đảm thanh toán của tổ chức phát hành theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo giám sát của ngân hàng lưu ký phải đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại Bản cáo bạch như sau:
a) Đánh giá tính tuân thủ của tổ chức phát hành trong hoạt động ký quỹ;
b) Các vi phạm (nếu có) của tổ chức phát hành và kiến nghị hướng giải quyết, khắc phục.
Thông tư 107/2016/TT-BTC hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 107/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/06/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1133 đến số 1134
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký chào bán chứng quyền
- Điều 5. Tài sản bảo đảm thanh toán
- Điều 6. Phân phối chứng quyền
- Điều 7. Báo cáo kết quả phân phối chứng quyền và đăng ký niêm yết chứng quyền
- Điều 8. Đình chỉ, hủy bỏ chào bán chứng quyền
- Điều 9. Hủy niêm yết chứng quyền, tạm ngừng giao dịch
- Điều 10. Điều chỉnh chứng quyền khi chứng khoán cơ sở có thay đổi
- Điều 11. Hoạt động tạo lập thị trường của tổ chức phát hành
- Điều 12. Hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành
- Điều 13. Hoạt động giao dịch, thanh toán giao dịch chứng quyền của nhà đầu tư
- Điều 14. Thực hiện chứng quyền
- Điều 15. Các biện pháp xử lý đặc biệt
- Điều 16. Quy định về hoạt động liên quan của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán
- Điều 17. Hoạt động của ngân hàng lưu ký