Chương 6 Thông tư 10/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT ẢNH VIỄN THÁM 3A
1. Ảnh viễn thám 1A sau khi kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu được nhập vào hệ thống xử lý ảnh viễn thám để làm dữ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất ảnh viễn thám 3A.
2. Nhập mô hình vật lý của ảnh viễn thám.
3. Nhập điểm khống chế ảnh viễn thám.
4. Nhập bản đồ và mô hình số độ cao.
Điều 21. Tăng dày khối ảnh viễn thám
1. Việc mô hình hóa ảnh viễn thám bao gồm:
a) Nhập ảnh viễn thám: nhập dữ liệu ảnh viễn thám và dữ liệu bổ trợ kèm theo ảnh (thông tin vệ tinh, quỹ đạo vệ tinh, ngày chụp ảnh, vị trí ảnh, thông tin đầu chụp...), nhập điểm khống chế ảnh, mô hình số độ cao vào hệ thống xử lý ảnh;
b) Tăng dày cảnh ảnh: sử dụng các thông số của vệ tinh khi chụp ảnh, các thông số về quỹ đạo vệ tinh và các thông số của ảnh để xây dựng mô hình vật lý;
c) Khi được nối thành khối ảnh (tăng dày khối ảnh viễn thám) thì các cảnh ảnh, dải ảnh, dải ảnh kép của các vệ tinh chụp ở các thời điểm khác nhau có chung một mô hình biến dạng. Sử dụng mô hình khối ảnh viễn thám để nắn các cảnh ảnh trực giao.
2. Quy định chọn điểm liên kết dải và khối ảnh:
a) Chọn điểm liên kết dải ảnh, điểm liên kết dải kép, điểm liên kết khối ảnh ở trong vùng phủ trùm 10% của dải ảnh;
b) Các điểm liên kết ảnh được chọn là địa vật có hình ảnh rõ nét trên 2 cảnh ảnh;
c) Các điểm liên kết ảnh cần chọn so le nhau, tránh chọn các vị trí điểm tạo nên đường thẳng.
3. Kiểm tra kết quả tăng dày:
a) Sử dụng các điểm khống chế GPS đã có để hiệu chỉnh mô hình cảnh ảnh, hoặc dải ảnh, hoặc khối ảnh;
b) Tính toán sai số của mô hình cảnh ảnh, nếu sai số lớn hơn hạn sai cho phép thì phải lựa chọn lại điểm khống chế. Sai số vị trí mặt phẳng của điểm khống chế sau tính toán bình sai so với điểm khống chế GPS gần nhất không vượt quá 0,5 pixel, ở vùng ẩn khuất sai số không quá vượt 01 pixel.
Điều 22. Nắn chỉnh hình học ảnh viễn thám
1. Ảnh viễn thám được nắn theo từng cảnh ảnh. Kích thước pixel ảnh nắn được tái mẫu không được lớn hơn 0,2mm trên bình đồ ảnh viễn thám. Giá trị bậc độ xám của điểm ảnh được nội suy theo phương pháp người láng giềng gần nhất, phương pháp song tuyến hoặc phương pháp nội suy bậc 3.
2. Mô hình hóa ảnh viễn thám được thực hiện bằng mô hình vật lý trong trường hợp có đầy đủ các thông số chụp ảnh và phần mềm phù hợp hoặc bằng các mô hình toán học khác (mô hình hàm hữu tỷ, mô hình hàm đa thức, mô hình affine, mô hình chuyển đổi tuyến tính trực tiếp, mô hình chuyển đổi lưới chiếu) trong trường hợp không đầy đủ các thông số chụp ảnh và phần mềm phù hợp.
3. Sử dụng các điểm đo GPS hoặc sử dụng mô hình số độ cao để nắn ảnh viễn thám trong trường hợp độ xê dịch vị trí điểm ảnh do chênh cao địa hình gây ra ³ 0,3mm theo tỷ lệ bình đồ ảnh viễn thám. Trường hợp ngược lại thì dùng mặt phẳng trung bình của cả khu vực để nắn ảnh.
Tùy thuộc phương pháp mô hình hóa mà xác định số lượng và đồ hình điểm khống chế ảnh. Trong trường hợp mô hình hóa ảnh viễn thám theo mô hình vật lý, cần xác định tối thiểu cho mỗi mô hình 10 điểm khống chế ảnh. Trong trường hợp mô hình hóa đa thức phải xác định cho mỗi mô hình trên 10 điểm khống chế ảnh trở lên rải đều khắp tờ ảnh. Trong trường hợp mô hình hóa vật lý cho 2 cảnh ảnh kề cận nhau hoặc tăng dày cho khối ảnh viễn thám thì phải chọn điểm khống chế vào khu vực gối phủ giữa 2 cảnh ảnh.
4. Kiểm tra sai số nắn chỉnh hình học:
a) Độ chênh trung bình vị trí các địa vật cùng tên trên bình đồ ảnh viễn thám nắn so với bản đồ không được lớn hơn 0,4mm đối với địa vật rõ rệt và không được lớn hơn 0,6mm đối với địa vật không rõ rệt;
b) Sai số tiếp biên địa vật giữa các cảnh ảnh nắn không được lớn hơn 0,7 mm ở vùng đồng bằng và 1,0 mm ở vùng núi;
c) Ảnh viễn thám nắn được đưa về hệ tọa độ VN2000 hoặc theo từng yêu cầu cụ thể.
Điều 23. Xử lý phổ, trộn ảnh và tăng cường chất lượng ảnh
1. Xử lý phổ: Ảnh viễn thám sau khi được nắn chỉnh hình học cần phải được xử lý phổ ở mức độ hiển thị màn hình sau đó lưu ở dạng dữ liệu ảnh số.
2. Trộn ảnh viễn thám: Để nâng cao chất lượng hình ảnh nhằm phục vụ công tác giải đoán ảnh, suy giải các đối tượng cần trộn ảnh toàn sắc và ảnh đa phổ đã xử lý màu để tạo ảnh màu phân giải cao.
3. Tăng cường chất lượng ảnh viễn thám: Khi hình ảnh không đạt độ nét cần thiết, để hiện rõ các yếu tố cần phải tăng cường chất lượng ảnh. Việc tăng cường chất lượng ảnh được tiến hành cho từng kênh phổ bằng phương pháp dẫn tuyến tính, lọc ảnh, tổ hợp ảnh không mây, phương pháp điều chỉnh tương tác hoặc theo phương pháp khác. Tùy theo bản chất hình ảnh gốc mà chọn phương pháp lọc ảnh tuyến tính cho phù hợp.
Ngoài ra còn có thể tăng cường chất lượng ảnh đa phổ bằng giải pháp tổ hợp màu được thực hiện theo phương án tổ hợp màu tự nhiên hoặc tổ hợp màu giả tùy theo yêu cầu đặt ra.
4. Kiểm tra xử lý phổ, trộn ảnh viễn thám
a) Ảnh viễn thám sau khi xử lý phổ phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Ảnh viễn thám sau khi xử lý phổ phải đạt mức độ chất lượng hình ảnh tốt, có độ tương phản trung bình, không thiên màu;
- Màu sắc đồng đều với các cảnh ảnh tiếp giáp;
- Biểu đồ phân bố độ xám sau xử lý phổ phải tận dụng được tối đa khoảng giá trị của pixel có thể.
b) Ảnh viễn thám được trộn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các ảnh được dùng không được cách nhau quá xa về thời điểm chụp ảnh;
- Sai số đối điểm giữa các địa vật cùng tên có trên các ảnh viễn thám không vượt quá 0,5 pixel của ảnh có độ phân giải thấp hơn;
- Độ phân giải của các ảnh viễn thám không được khác nhau quá 4 lần.
Điều 24. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 3A
Ảnh viễn thám 3 A sau khi sản xuất phải được kiểm tra chất lượng như sau:
1. Kiểm tra hệ tọa độ, múi chiếu so với yêu cầu.
2. Kiểm tra mức độ đồng đều về phổ.
3. Kiểm tra độ chính xác ảnh viễn thám 3A so với điểm khống chế, điểm kiểm tra.
4. Kiểm tra độ chính xác giữa ảnh toàn sắc và ảnh đa phổ, sai số vị trí lệch nhau ko quá 1 pixel đối với những cặp cảnh chụp cùng thời điểm.
Thông tư 10/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thuật ngữ chuyên ngành
- Điều 5. Nội dung công việc sản xuất ảnh viễn thám
- Điều 6. Thu thập dữ liệu
- Điều 7. Yêu cầu đối với dữ liệu ảnh viễn thám
- Điều 8. Yêu cầu đối với dữ liệu bản đồ
- Điều 9. Yêu cầu về điểm khống chế ảnh
- Điều 10. Yêu cầu đối với mô hình số độ cao
- Điều 11. Nhập dữ liệu ảnh viễn thám đầu vào
- Điều 12. Nhập dữ liệu điểm khống chế ảnh viễn thám
- Điều 13. Nhập dữ liệu bản đồ và mô hình số độ cao
- Điều 14. Nhập dữ liệu viễn thám mức 0
- Điều 15. Sản xuất ảnh viễn thám 1A
- Điều 16. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 1A
- Điều 17. Nhập dữ liệu đầu vào
- Điều 18. Sản xuất ảnh viễn thám 2A
- Điều 19. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 2A
- Điều 20. Nhập dữ liệu đầu vào
- Điều 21. Tăng dày khối ảnh viễn thám
- Điều 22. Nắn chỉnh hình học ảnh viễn thám
- Điều 23. Xử lý phổ, trộn ảnh và tăng cường chất lượng ảnh
- Điều 24. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 3A
- Điều 25. Nhập dữ liệu đầu vào
- Điều 26. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh viễn thám
- Điều 27. Dựng khung, lưới tọa độ, chú giải và phần ngoài khung bình đồ ảnh viễn thám
- Điều 28. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 3B