Chương 4 Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Điều 35. Trách nhiệm của các trường
1. Các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm lựa chọn, lập kế hoạch triển khai đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình nhưng phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng theo quy định đối với từng chương trình.
2. Trên cơ sở Thông tư này, căn cứ vào điều kiện thực tế, các trường xây dựng quy chế đào tạo của trường mình về đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.
3. Trước khi bắt đầu khóa học, các trường phải thông báo công khai:
a) Cam kết chất lượng đào tạo; mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng ngành, nghề đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng; thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đối với từng ngành, nghề cụ thể; quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học; thời gian dự kiến thi tốt nghiệp; quyền và nghĩa vụ của giáo viên, người học và tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Các nội dung phải thông báo công khai chậm nhất một tháng trước khi bắt đầu các học kỳ:
- Kế hoạch đào tạo đối với học kỳ; danh sách, chương trình các môn học, mô-đun dự kiến sẽ thực hiện; điều kiện tiên quyết, số bài kiểm tra, hình thức thi, nội quy thi, thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun; giáo trình hoặc tài liệu được sử dụng cho từng môn học, mô-đun cụ thể;
- Thông tin về từng giáo viên giảng dạy trong học kỳ đó, bảo đảm ít nhất các nội dung sau: họ và tên, năm sinh, thâm niên giảng dạy, chức vụ hoặc chức danh; cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc chính, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy đã biên soạn hoặc tham gia biên soạn đã được công bố.
c) Ngoài công khai về đào tạo được quy định tại điểm a và b của khoản này, trường phải thực hiện công khai các vấn đề liên quan đến đào tạo của trường đúng quy định hiện hành về thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Các nội dung cần công khai khác do hiệu trưởng quyết định.
4. Các trường được phép đánh giá và công nhận về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của môn học, mô-đun làm cơ sở cho việc công nhận kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học sử dụng trong trường hợp chuyển trường, học liên thông hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn giữa các cơ sở đào tạo.
a) Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; diện tích đất đai, cơ sở vật chất;
b) Chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký, số lượng người học trúng tuyển và nhập học; số lượng người học được công nhận tốt nghiệp, không được công nhận tốt nghiệp trong năm theo ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo, theo phương thức đào tạo hình thức đào tạo, liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, địa điểm đào tạo;
c) Tình hình cấp phát bằng tốt nghiệp: số lượng phôi bằng tốt nghiệp đã sử dụng để cấp cho người học trong năm theo hình thức đào tạo và ngành, nghề đào tạo; số lượng phôi bằng tốt nghiệp phải hủy do ghi sai nội dung; số lượng phôi bằng tốt nghiệp bị hư hỏng, bị mất trong quá trình bảo quản, lưu trữ;
d) Tình hình khen thưởng và kỷ luật hoặc xử lý sai phạm đối với trường, cán bộ, giáo viên và người học trong trường (nếu có);
đ) Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề xuất;
e) Kèm theo báo cáo bao gồm: bản sao quyết định phê duyệt kèm danh sách người học nhập học hoặc phân lớp và bản sao quyết định kèm theo danh sách, điểm tổng hợp kết quả học tập của người học được công nhận, không công nhận tốt nghiệp trong năm báo cáo;
Báo cáo phải được đóng thành quyển và đóng dấu giáp lai của trường.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo bằng văn bản tổng hợp tình hình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng của các trường trên địa bàn theo năm thực hiện tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo.
3. Ngoài chế độ báo cáo được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hiệu trưởng, giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các hoạt động đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2017.
2. Đối với các khóa tuyển sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, các trường thực hiện việc tổ chức đào tạo theo các quy định hiện hành tại thời điểm bắt đầu khóa học cho đến khi kết thúc khóa học.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 09/2017/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/03/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 243 đến số 244
- Ngày hiệu lực: 26/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Thời gian khóa học và thời gian hoạt động giảng dạy
- Điều 4. Địa điểm đào tạo
- Điều 5. Kế hoạch đào tạo
- Điều 6. Đăng ký nhập học
- Điều 7. Chuyển ngành, nghề đào tạo
- Điều 8. Học cùng lúc hai chương trình
- Điều 9. Nghỉ học tạm thời, nghỉ ốm
- Điều 10. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập
- Điều 11. Chuyển trường
- Điều 12. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học, mô-đun
- Điều 13. Điều kiện và số lần dự thi kết thúc môn học, mô-đun, học và thi lại
- Điều 14. Ra đề thi, chấm thi kết thúc môn học, mô-đun
- Điều 15. Cách tính điểm môn học, mô-đun, điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
- Điều 16. Xử lý người học vi phạm về thi, kiểm tra
- Điều 17. Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bảng điểm, giấy chứng nhận kết quả học tập, bằng tốt nghiệp
- Điều 18. Quản lý hồ sơ, tài liệu đào tạo
- Điều 19. Tổ chức lớp học
- Điều 20. Đăng ký khối lượng học tập
- Điều 21. Rút bớt môn hoc, mô-đun đã đăng ký
- Điều 22. Quy đổi điểm môn học, mô-đun và điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung tích lũy
- Điều 23. Xếp hạng năm đào tạo và học lực
- Điều 24. Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học, tự thôi học
- Điều 25. Điều kiện tốt nghiệp
- Điều 26. Xếp loại tốt nghiệp
- Điều 27. Tổ chức lớp học
- Điều 28. Xếp loại kết quả học tập
- Điều 29. Điều chỉnh tiến độ học, buộc thôi học, tự thôi học
- Điều 30. Kế hoạch và tổ chức các hoạt động thi, bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp
- Điều 31. Điều kiện dự thi và số lần dự thi tốt nghiệp
- Điều 32. Chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp
- Điều 33. Điều kiện tốt nghiệp
- Điều 34. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp