Hệ thống pháp luật

Điều 19 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 19. Quy định chung về cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.

1. Chỉ cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên các đoạn, tuyến đường bộ cụ thể và trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác phù hợp hơn hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp hơn để vận chuyển trên đoạn, tuyến đường bộ đó.

2. Không cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn đối với trường hợp chở hàng hóa có thể tháo rời (chia nhỏ) hoặc xe bánh xích không thực hiện các biện pháp bắt buộc khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Không cấp giấy phép lưu hành xe cho tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải hoặc người thuê vận tải gây ra hư hỏng công trình đường bộ do việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ mà chưa hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục hư hỏng công trình đường bộ.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe phải lựa chọn tuyến đường hợp lý nhất đối với việc cho phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên cơ sở bảo đảm an toàn vận hành cho phương tiện vận tải và an toàn cho đường bộ. Nghiêm cấm việc cấp giấy phép lưu hành xe khi xe chở hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá tải trọng cho phép của xe đã được cơ quan đăng kiểm kiểm định sau khi thiết kế cải tạo và được quy định trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

5. Đối với trường hợp xe quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trọng vượt quá khả năng chịu tải khai thác của đường bộ mà phải gia cường đường bộ tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải hoặc người thuê vận tải có nhu cầu lưu hành xe quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trọng trên đường bộ phải chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí khảo sát, thiết kế gia cường và thực hiện công việc gia cường, chi phí kiểm định chất lượng đường bộ đã được gia cường (nếu cần). Cơ quan có thẩm quyền chỉ được cấp giấy phép lưu hành xe sau khi đã hoàn thành công tác gia cường và có báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công tác gia cường đường bộ (nếu có) đáp ứng khả năng chịu tải do việc lưu hành xe quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trọng gây ra.

6. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe:

a) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ hoặc thực hiện các quy định bắt buộc về an toàn giao thông khác:

- Trường hợp lưu hành trên các đoạn, tuyến đường bộ mới cải tạo, nâng cấp đồng bộ: Thời hạn của giấy phép lưu hành xe là thời gian cho từng chuyến vận chuyển hoặc từng đợt vận chuyển nhưng không quá 60 ngày;

- Trường hợp lưu hành trên các đoạn, tuyến đường bộ chưa cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ: Thời hạn của giấy phép lưu hành xe là thời gian của từng chuyến vận chuyển hoặc từng đợt vận chuyển nhưng không quá 30 ngày.

b) Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ hoặc phải thực hiện các quy định bắt buộc về an toàn giao thông khác: Thời hạn của giấy phép lưu hành xe là thời gian cho từng chuyến vận chuyển hoặc từng đợt vận chuyển nhưng không quá 30 ngày.

c) Các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: Thời hạn của giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.

d) Thời hạn hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này phải nằm trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Trong trường hợp thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b, c khoản này, thời hạn hiệu lực của giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn còn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Thông tư 07/2010/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 07/2010/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 11/02/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 113 đến số 114
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH