Điều 4 Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Điều 4. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua
Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng; Điều 3 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; điểm a, khoản 2, phần I Thông tư số 02/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
1. Tự nguyện, dân chủ, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua.
3. Không xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể bị xử phạt hành chính, bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
4. Thời gian công tác:
a) Đối với cá nhân: đã được bổ nhiệm vào các chức danh công chức, viên chức nhà nước; người lao động đã được Thủ trưởng đơn vị cơ sở ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên; các đối tượng trên phải có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên trong năm xét khen thưởng;
Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những người phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu thi đua;
Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua;
Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác;
Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên);
b) Đối với tập thể: phải có thời gian chính thức hoạt động từ 10 tháng trở lên trong năm xét thưởng.
Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua
- Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
- Điều 7. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp
- Điều 8. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
- Điều 9. Hình thức tổ chức thi đua
- Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Điều 11. Ký giao ước thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua
- Điều 12. Các danh hiệu thi đua
- Điều 13. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
- Điều 14. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
- Điều 15. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”
- Điều 16. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
- Điều 18. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
- Điều 19. Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 20. Cờ thi đua của Chính phủ
- Điều 21. Hình thức, tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước
- Điều 22. Hình thức và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 23. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp cơ sở hoặc cấp trên cơ sở
- Điều 26. Tuyến trình khen thưởng
- Điều 27. Thủ tục trình khen thưởng
- Điều 28. Hiệp y khen thưởng:
- Điều 29. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng
- Điều 30. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng
- Điều 31. Trách nhiệm và nguyên tắc trích lập Quỹ thi đua khen thưởng
- Điều 32. Quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng