Chương 1 Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Thông tư này hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông, bao gồm: phát động phong trào thi đua, ký giao ước thi đua, nội dung, hình thức thi đua, tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu thi đua; tiêu chuẩn xét tặng các hình thức khen thưởng; thẩm quyền quyết định, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng; tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng và Quỹ thi đua khen thưởng.
Thông tư này được áp dụng đối với những cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài có các hoạt động liên quan đến ngành Thông tin và Truyền thông (liên quan về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông).
1. Tập thể cấp trên cơ sở: các cơ quan, đơn vị có nhiều đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2. Tập thể cấp cơ sở:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ); Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ thuộc các tập thể cấp trên cơ sở.
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có tư cách pháp nhân đầy đủ.
3. Tập thể cấp dưới cơ sở: là đơn vị cấp dưới trực tiếp của đơn vị cơ sở.
4. Tập thể khác: là những đơn vị, tổ chức cấp dưới của đơn vị dưới cơ sở.
Điều 4. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua
Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng; Điều 3 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; điểm a, khoản 2, phần I Thông tư số 02/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
1. Tự nguyện, dân chủ, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua.
3. Không xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể bị xử phạt hành chính, bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
4. Thời gian công tác:
a) Đối với cá nhân: đã được bổ nhiệm vào các chức danh công chức, viên chức nhà nước; người lao động đã được Thủ trưởng đơn vị cơ sở ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên; các đối tượng trên phải có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên trong năm xét khen thưởng;
Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những người phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu thi đua;
Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua;
Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác;
Đối với cá nhân thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua trên cơ sở có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên);
b) Đối với tập thể: phải có thời gian chính thức hoạt động từ 10 tháng trở lên trong năm xét thưởng.
Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng; Điều 4 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Được tiến hành thường xuyên, kịp thời, đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và chính xác.
2. Khen thưởng căn cứ vào thành tích và tiêu chuẩn, đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó. Thành tích đạt được nhiều, phạm vi ảnh hưởng rộng hoặc đạt được trong điều kiện khó khăn thì được xem xét, khen thưởng ở mức hạng cao; không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng ở mức thấp rồi mới khen ở mức cao và mức khen lần sau phải cao hơn mức khen lần trước.
3. Chú trọng khen thưởng các đối tượng là cá nhân, tập thể nhỏ, thành tích thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong từng thời kỳ; đặc biệt quan tâm khen thưởng đến các đối tượng là công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất.
4. Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thành tích chuyên đề được tính là yếu tố gia tăng khi xét khen thưởng thành tích toàn diện hàng năm, thành tích giai đoạn.
5. Một hình thức khen thưởng có thể được tặng nhiều lần cho một đối tượng, nếu thành tích là tương đương.
6. Các tập thể có qui mô lớn như: Bộ, các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng theo niên hạn.
7. Khen thưởng tinh thần đi đôi với khen thưởng vật chất.
8. Khen thưởng của cấp nào do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp đó quyết định theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp.
9. Không thưởng tiền, chỉ tặng phẩm kỷ niệm tương ứng với mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu và hình thức khen cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
10. Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng, trừ trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất. Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, thì sau 02 năm được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” mới đề nghị xét tặng Huân chương.
11. Căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả phong trào thi đua hàng năm, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Bộ sẽ quyết định số lượng khen thưởng Cờ thi đua của Bộ và Bằng khen của Bộ trưởng.
Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng cùng cấp và cấp ủy Đảng cấp trên về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Triển khai công tác thi đua, khen thưởng:
a) Quản lý công tác thi đua, khen thưởng và bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng;
b) Ban hành và kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai công tác thi đua, khen thưởng;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung, mục tiêu thi đua;
d) Phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, nhân rộng phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý. Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và phát hiện, lựa chọn các cá nhân, tập thể có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định;
e) Phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến: Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng của Chính phủ; Thông tư và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác thi đua, khen thưởng của Bộ; các phong trào thi đua do Bộ và các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phát động. Kịp thời tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua và công tác khen thưởng.
f) Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Bộ về kết quả hoạt động, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các trường hợp được đề nghị khen thưởng để phục vụ việc thẩm định thành tích và xét khen thưởng được đảm bảo chính xác.
Điều 7. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (sau đây gọi tắt là Hội đồng) các cấp:
a) Hội đồng là cơ quan tư vấn, giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị cùng cấp về công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng được thành lập từ cấp đơn vị cơ sở trở lên, do Thủ trưởng đơn vị cùng cấp ra quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc và mối quan hệ công tác với đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp;
b) Hội đồng cấp nào do Thủ trưởng cấp đó làm Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn làm Phó Chủ tịch, thủ trưởng đơn vị chuyên trách hoặc cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng làm Uỷ viên Thường trực; các thành viên của Hội đồng gồm đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có) và cán bộ phụ trách một số lĩnh vực chủ yếu của đơn vị.
2. Đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp:
a) Cấp Bộ: Vụ Thi đua-Khen thưởng hoặc Phòng Thi đua - Khen thưởng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cấp đơn vị trên cơ sở, đơn vị cơ sở: căn cứ cơ cấu tổ chức; yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng của từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định đơn vị chuyên trách là Phòng, Ban hoặc bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.
3. Đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp để cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi quản lý;
b) Thực hiện chức năng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cùng cấp;
c) Xây dựng chương trình kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch công tác của Bộ và của cơ sở;
d) Giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;
e) Thẩm định hồ sơ, thành tích và đề xuất các hình thức khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;
f) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
g) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng.
Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua
- Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
- Điều 7. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp
- Điều 8. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
- Điều 9. Hình thức tổ chức thi đua
- Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Điều 11. Ký giao ước thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua
- Điều 12. Các danh hiệu thi đua
- Điều 13. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
- Điều 14. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
- Điều 15. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”
- Điều 16. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
- Điều 18. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
- Điều 19. Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 20. Cờ thi đua của Chính phủ
- Điều 21. Hình thức, tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước
- Điều 22. Hình thức và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 23. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp cơ sở hoặc cấp trên cơ sở
- Điều 26. Tuyến trình khen thưởng
- Điều 27. Thủ tục trình khen thưởng
- Điều 28. Hiệp y khen thưởng:
- Điều 29. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng
- Điều 30. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng
- Điều 31. Trách nhiệm và nguyên tắc trích lập Quỹ thi đua khen thưởng
- Điều 32. Quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng