Mục 2 Chương 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Mục 2. HỘI ĐỒNG XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI, ĐỀ THI, HỘI ĐỒNG THI VÀ CÁC BAN GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG THI
Điều 11. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi do Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
2. Thành phần Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu; các Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi;
b) Nhập ngân hàng câu hỏi và thiết lập cấu trúc đề thi trên Hệ thống;
c) Bảo mật đề thi;
d) Thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu.
4. Ngân hàng câu hỏi, đề thi:
a) Ngân hàng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung ngân hàng câu hỏi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học; mỗi câu hỏi có đáp án, thang điểm chi tiết; ngân hàng câu hỏi được lưu trữ, bảo mật thông tin;
b) Đề thi được xây dựng trên cơ sở hoán vị tự động các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi theo từng kỳ thi; được bảo mật trên Hệ thống và được gửi tự động ngẫu nhiên đến máy tính từng thí sinh trước giờ thi.
Điều 12. Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do người đứng đầu đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quyết định thành lập. Chủ tịch Hội đồng thi sử dụng con dấu của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu khi giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tổ chức thi và các hoạt động liên quan khác.
2. Thành phần Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
b) Các ủy viên.
3. Hội đồng thi có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi;
b) Trình lãnh đạo đơn vị tổ chức thi quyết định thành lập các Ban giúp việc cho Hội đồng thi, bao gồm: Ban Thư ký - Giám sát, Ban Coi thi - Hậu cần;
c) Tổ chức thi;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi;
đ) Giải quyết kiến nghị liên quan đến kỳ thi;
e) Tổng kết công tác thi;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
4. Chế độ làm việc của Hội đồng thi:
a) Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi thực hiện theo nguyên tắc biểu quyết với trên 50% ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi;
b) Hội đồng thi tổ chức các cuộc họp theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng thi. Nội dung các cuộc họp được ghi thành biên bản và lưu giữ theo quy định.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban giúp việc Hội đồng thi
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký - Giám sát:
a) Bộ phận Thư ký: chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi; tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi; tổng hợp các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi để báo cáo Hội đồng thi xem xét, giải quyết; thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Bộ phận Giám sát: tổ chức giám sát toàn bộ các công việc trong quá trình tổ chức thi; báo cáo và đề xuất Chủ tịch Hội đồng thi xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi của thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi; thực hiện các công việc liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Thành viên Ban Thư ký - Giám sát không được tham gia Ban Coi thi - Hậu cần.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Coi thi - Hậu cần:
a) Bộ phận Coi thi: xây dựng kế hoạch coi thi, phân công giám thị coi thi và tổ chức thực hiện coi thi theo quy chế thi; thông báo cho Trưởng ban Coi thi - Hậu cần để xem xét, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định việc đình chỉ coi thi đối với giám thị, đình chỉ thi đối với thí sinh nếu phát hiện vi phạm quy chế thi; bố trí Giám thị phòng thi bảo đảm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình làm bài thi của thí sinh, mỗi phòng thi được bố trí tối thiểu 01 giám thị; thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Bộ phận Hậu cần: chủ trì, phối hợp với các Ban giúp việc liên quan để tổng hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để trình lãnh đạo đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu xem xét, quyết định; thực hiện công tác hậu cần phục vụ kỳ thi bao gồm: địa điểm thi; thiết bị; văn phòng phẩm; bố trí phương tiện đi lại của các thành viên Hội đồng thi, thành viên các Ban giúp việc Hội đồng thi; thực hiện việc đăng tải các thông tin về kỳ thi, kết quả thi lên Hệ thống theo quy định; thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Thành viên Ban Coi thi - Hậu cần thực hiện công tác coi thi không được tham gia Ban Thư ký - Giám sát.
3. Các Ban giúp việc cho Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với từng kỳ thi hoặc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của mình đối với các kỳ thi tiếp theo nếu không có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhân sự.
Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 02/2024/TT-BKHĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/03/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đăng ký tham gia Hệ thống và xử lý hồ sơ đăng ký
- Điều 5. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 6. Nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 7. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 8. Hiệu lực, quy cách của chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 9. Cơ quan, đơn vị tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 10. Thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 11. Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 12. Hội đồng thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban giúp việc Hội đồng thi
- Điều 14. Yêu cầu tổ chức thi
- Điều 15. Kế hoạch tổ chức thi và mở kỳ thi trên Hệ thống
- Điều 16. Công tác chuẩn bị tổ chức thi
- Điều 17. Đăng ký thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 18. Hình thức, nội dung thi trực tuyến
- Điều 19. Kết thúc bài thi và bàn giao danh sách điểm bài thi
- Điều 20. Chấm thi và công bố kết quả thi
- Điều 21. Giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh trong quá trình dự thi
- Điều 22. Thời hạn cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 23. Lưu trữ hồ sơ cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 24. Yêu cầu đối với thành viên tổ chức thi, thí sinh
- Điều 25. Các hình thức xử lý vi phạm trong kỳ thi
- Điều 26. Nguyên tắc thu, chi và quản lý, sử dụng khoản thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 27. Nội dung chi phục vụ hoạt động thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 28. Mức thu chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 29. Quản lý, sử dụng chi phí thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 30. Quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng ngân hàng câu hỏi và bù đắp chi phí xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp Hệ thống
- Điều 31. Trách nhiệm của Cục Quản lý đấu thầu
- Điều 32. Trách nhiệm của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu
- Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 35. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
- Điều 36. Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu