Điều 14 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải
Điều 14. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm đang diễn ra, người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính phải có biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp dừng phương tiện để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ thực hiện theo quy định tại
3. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng các biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trình tự, thủ tục thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
4. Trong trường hợp cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý (nếu có) thì thanh tra viên, công chức thanh tra báo cáo người quyết định phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra xem xét, xử lý; chịu trách nhiệm trước người phân công nhiệm vụ và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Thông tư 02/2014/TT-BGTVT về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 5. Nội dung thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- Điều 6. Quyết định phân công
- Điều 7. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập
- Điều 8. Tiến hành thanh tra
- Điều 9. Lập biên bản
- Điều 10. Báo cáo kết quả thanh tra
- Điều 11. Xử lý trong, sau thanh tra
- Điều 12. Lập và quản lý hồ sơ thanh tra
- Điều 13. Phát hiện, tiếp nhận thông tin về vi phạm hành chính
- Điều 14. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm
- Điều 15. Các trường hợp dừng phương tiện đường bộ
- Điều 16. Hiệu lệnh dừng phương tiện đường bộ; nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đường bộ khi dừng phương tiện
- Điều 17. Lập biên bản vi phạm
- Điều 18. Trình hoặc chuyển vụ việc vi phạm hành chính
- Điều 19. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 20. Theo dõi thi hành
- Điều 21. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 22. Lập, quản lý hồ sơ
- Điều 23. Thực hiện quy trình khác