Chương 4 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải
LẬP, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH; CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ QUẢN LÝ NỘI BỘ
Điều 24. Lập, điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành
1. Lập và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Quyết định phê duyệt Kế hoạch năm theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
2. Căn cứ Kế hoạch thanh tra hàng năm được phê duyệt và chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải triển khai Kế hoạch quý; Đội trưởng thuộc Thanh tra Sở, Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành triển khai kế hoạch tháng, tuần:
a) Triển khai kế hoạch quý, lập từ ngày 20 đến ngày 30 của tháng cuối quý trước;
b) Triển khai kế hoạch tháng sau, lập từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng trước;
c) Triển khai kế hoạch tuần, lập vào thứ 6 của tuần trước.
Kế hoạch quý, tháng, tuần theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
3. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra
a) Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định điều chỉnh trước ngày 05 tháng 5 hoặc trước ngày 05 tháng 8 đối với Kế hoạch thanh tra hàng năm và sau khi thực hiện được ít nhất hai phần ba thời gian theo kế hoạch đối với Kế hoạch thanh tra theo quý, tháng, tuần.
b) Khi trình điều chỉnh Kế hoạch, cơ quan, đơn vị đề nghị trình phải nêu rõ lý do trong văn bản đề nghị điều chỉnh Kế hoạch.
c) Việc điều chỉnh Kế hoạch thanh tra do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quyết định.
Kế hoạch thanh tra hàng năm được điều chỉnh trước ngày 30 tháng 5 hoặc trước ngày 30 tháng 8 hàng năm.
Kế hoạch thanh tra theo quý, tháng, tuần được điều chỉnh khi thực hiện được ít nhất hai phần ba thời gian theo kế hoạch được duyệt, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
1. Các loại báo cáo
a) Báo cáo tháng, quý;
b) Báo cáo 6 tháng, 9 tháng; báo cáo tổng kết năm;
c) Báo cáo theo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Nội dung báo cáo
a) Báo cáo hàng tháng: Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính.
b) Báo cáo 6 tháng, 9 tháng, tổng kết năm: Báo cáo tổng quát nhiệm vụ 6 tháng, 9 tháng, năm; kết quả thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác quản lý, xây dựng lực lượng; tuyên truyền pháp luật và các nhiệm vụ khác được giao; đánh giá và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
c) Báo cáo theo chuyên đề, đột xuất: nội dung theo yêu cầu của cơ quan yêu cầu báo cáo.
a) Báo cáo tháng: kỳ báo cáo từ ngày 16 của tháng trước đến ngày 15 của tháng báo cáo; nhập số liệu theo phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (tInspect) vào ngày 16 của tháng báo cáo.
b) Báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết năm: thời kỳ báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ.
Thời hạn gửi báo cáo về Thanh tra Bộ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Sở như sau: Báo cáo quý, gửi trước ngày 15 của tháng cuối quý; báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 6, báo cáo 9 tháng gửi trước ngày 10 tháng 9; báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 10 tháng 12 của năm báo cáo.
c) Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Thanh tra Chính phủ theo quy định của Thanh tra Chính phủ.
a) Báo cáo bằng văn bản;
b) Báo cáo hàng tháng, nhập dữ liệu theo phần mềm tInspect.
5. Chánh Thanh tra Bộ quy định cụ thể nội dung, biểu mẫu báo cáo cho phù hợp với từng chuyên ngành, theo chuyên đề và yêu cầu quản lý.
Điều 26. Sử dụng con dấu trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính
1. Con dấu của các tổ chức thanh tra được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về sử dụng con dấu.
2. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức thanh tra phải đăng ký chữ ký và lưu tại cơ quan thanh tra cùng cấp.
3. Việc sử dụng con dấu thực hiện như sau:
a) Quyết định phân công thanh tra viên hoặc công chức thanh tra tiến hành thanh tra độc lập đóng dấu của tổ chức quản lý trực tiếp người có thẩm quyền ra quyết định. Trường hợp ủy quyền quyết định thì đóng dấu của cơ quan được ủy quyền, đối với trường hợp cơ quan được ủy quyền có con dấu;
c) Các quyết định xử lý, công văn yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra đóng dấu của tổ chức thanh tra quản lý trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra;
d) Đối với biên bản, quyết định phân công (đơn vị được ủy quyền không có con dấu), quyết định xử lý tại chỗ hoặc văn bản yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ, không nhất thiết phải đóng dấu, nhưng người ký quyết định, văn bản phải ghi rõ họ tên, chức danh và thể hiện chữ ký gốc (không sao, chụp) và phải được lưu hồ sơ. Trường hợp này, quyết định, văn bản vẫn có giá trị pháp lý để thi hành.
Điều 27. Công tác quản lý nội bộ
1. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý nội bộ, gồm: quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin chỉ đạo, điều hành; quản lý việc dừng phương tiện, công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính; lập, mở các sổ theo dõi; lưu trữ hồ sơ, bảo mật, quản lý ấn chỉ, cập nhật dữ liệu phần mềm báo cáo; kiểm tra, giám sát hoạt động, phòng chống tiêu cực nội bộ.
Sổ theo dõi thực hiện cuộc thanh tra độc lập theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Sổ theo dõi xử lý vi phạm hành chính theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
3. Cán bộ theo dõi, cập nhật thông tin phần mềm tInspect được phân công theo Quy chế của Bộ Giao thông vận tải.
4. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ Thông tư này và các quy định khác có liên quan ban hành Quy định về quy trình quản lý nội bộ, phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Điều 28. Quản lý, sử dụng biểu mẫu và ấn chỉ
1. Trong quá trình thanh tra, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức thanh tra sử dụng các biểu mẫu theo quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình xử lý vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng các biểu mẫu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Thanh tra Bộ quy định, thống nhất quản lý trong lực lượng thanh tra ngành Giao thông vận tải về chất lượng, số lượng, seri ấn chỉ Biên bản vi phạm hành chính và ấn chỉ Quyết định xử phạt không lập biên bản trong lĩnh vực giao thông vận tải. Các mẫu khác nếu in ấn thành ấn chỉ phải đúng mẫu theo quy định, phải bảo đảm chất lượng, thuận tiện cho việc sử dụng của người thực thi công vụ.
4. Cuộc thanh tra, vụ việc vi phạm có yếu tố nước ngoài, cơ quan thanh tra ngành Giao thông vận tải phải dịch biểu mẫu sang tiếng Anh.
Thông tư 02/2014/TT-BGTVT về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 5. Nội dung thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- Điều 6. Quyết định phân công
- Điều 7. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập
- Điều 8. Tiến hành thanh tra
- Điều 9. Lập biên bản
- Điều 10. Báo cáo kết quả thanh tra
- Điều 11. Xử lý trong, sau thanh tra
- Điều 12. Lập và quản lý hồ sơ thanh tra
- Điều 13. Phát hiện, tiếp nhận thông tin về vi phạm hành chính
- Điều 14. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm
- Điều 15. Các trường hợp dừng phương tiện đường bộ
- Điều 16. Hiệu lệnh dừng phương tiện đường bộ; nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đường bộ khi dừng phương tiện
- Điều 17. Lập biên bản vi phạm
- Điều 18. Trình hoặc chuyển vụ việc vi phạm hành chính
- Điều 19. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 20. Theo dõi thi hành
- Điều 21. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 22. Lập, quản lý hồ sơ
- Điều 23. Thực hiện quy trình khác