Chương 1 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư này quy định về phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Các cơ quan quản lý thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là Cơ sở); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mối nguy: là tác nhân sinh học, hoá học hay vật lý có trong thực phẩm hoặc điều kiện thực phẩm có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người.
2. Nguy cơ: là khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng gây hại cho sức khoẻ con người do một (hay nhiều) mối nguy trong thực phẩm gây nên.
3. Phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm bao gồm các hoạt động về đánh giá, quản lý và truyền thông về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
4. Đánh giá nguy cơ: là quá trình dựa trên cơ sở khoa học gồm các bước: nhận diện mối nguy, mô tả mối nguy, đánh giá phơi nhiễm, mô tả nguy cơ.
5. Nhận diện mối nguy: là nhận diện các tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có trong một hoặc một nhóm thực phẩm cụ thể có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người.
6. Mô tả mối nguy: là đánh giá định lượng hoặc định tính bản chất của tác động gây hại cho sức khoẻ con người gắn liền với tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có thể có trong thực phẩm.
7. Đánh giá phơi nhiễm: là đánh giá định tính hoặc định lượng số lượng tác nhân hoá học, sinh học và vật lý được đưa vào cơ thể theo thực phẩm cũng như qua tiếp xúc với các nguồn khác có liên quan.
8. Mô tả nguy cơ: là quá trình đánh giá định tính hoặc định lượng khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tác nhân gây hại tiềm ẩn đã biết đối với sức khoẻ gồm cả mức độ không chắc chắn đi kèm, trong một khu vực dân cư nhất định dựa trên nhận diện mối nguy, mô tả mối nguy và đánh giá phơi nhiễm.
9. Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Hồ sơ nguy cơ): là bản mô tả các vấn đề về an toàn thực phẩm cùng bối cảnh hình thành của chúng nhằm nhận diện những yếu tố của mối nguy hoặc nguy cơ liên quan đến các quyết định quản lý nguy cơ.
10. Đánh giá nguy cơ định lượng: là đánh giá nguy cơ đưa ra những thông tin bằng con số về nguy cơ và biểu thị về các mức độ không chắc chắn đi kèm.
11. Đánh giá nguy cơ định tính: là đánh giá nguy cơ dựa trên các dữ liệu dù không tạo ra đủ cơ sở cho ước tính nguy cơ, nhưng qua những con số nếu được hỗ trợ bởi kiến thức chuyên môn và sự biểu thị về yếu tố không chắc chắn đi kèm cũng cho phép xếp hạng nguy cơ.
12. Ước tính nguy cơ: là kết quả của quá trình mô tả nguy cơ.
13. Quản lý nguy cơ: là quá trình cân nhắc các phương án chính sách dựa trên kết quả của đánh giá nguy cơ, lựa chọn và thực hiện biện pháp kiểm soát phù hợp.
14. Truyền thông nguy cơ: là quá trình trao đổi thông tin và ý kiến liên quan đến mối nguy, nguy cơ, quản lý nguy cơ cùng những yếu tố đi kèm giữa các chuyên gia đánh giá nguy cơ, các nhà quản lý nguy cơ, người tiêu dùng, nhà sản xuất, tổ chức và cá nhân liên quan khác.
15. Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh: là quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, phân phối.
Điều 4. Đối tượng thực phẩm cần thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
Thực phẩm cần thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau:
1. Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc cao;
2. Thực phẩm có khả năng gây bệnh nguy hiểm;
3. Thực phẩm có kết quả lấy mẫu giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao;
4. Thực phẩm cần quy định hoặc bổ sung quy định về chỉ tiêu an toàn thực phẩm;
5. Thực phẩm cần phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm theo yêu cầu quản lý.
Điều 5. Cơ quan quản lý chuyên môn
1. Về phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm
a) Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm; đồng thời là Cơ quan đầu mối phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với thực vật và sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm.
c) Cục Thú y là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm.
(sau đây gọi tắt các cơ quan nêu trên là Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương)
2. Về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
a) Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương: chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối có xuất khẩu theo lĩnh vực được phân công quản lý.
b) Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương: là các cơ quan quản lý chuyên ngành do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản và muối tại địa phương, chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối chỉ tiêu thụ nội địa thuộc phạm vi được phân công quản lý.
1. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.
2. Các viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thử nghiệm thuộc các lĩnh vực có liên quan.
3. Các hội nghề nghiệp, hội người tiêu dùng.
4. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm.
5. Các tổ chức, cá nhân liên quan.
Cơ quan đầu mối, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, địa phương lập kế hoạch, dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng thực phẩm cần thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 5. Cơ quan quản lý chuyên môn
- Điều 6. Cơ quan phối hợp thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Cơ quan phối hợp)
- Điều 7. Kinh phí thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối
- Điều 8. Ban Chuyên trách
- Điều 9. Hội đồng Chuyên gia đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Hội đồng Chuyên gia)
- Điều 10. Trách nhiệm của Ban Chuyên trách
- Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng Chuyên gia
- Điều 12. Thiết lập cơ sở dữ liệu
- Điều 13. Xác định các cặp Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ
- Điều 14. Xây dựng Hồ sơ nguy cơ
- Điều 15. Xác định sự cần thiết phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm
- Điều 16. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 17. Xem xét, đánh giá các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 18. Quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 19. Triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ và điều chỉnh khi cần thiết
- Điều 20. Trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 21. Phổ biến thông tin về nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 22. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
- Điều 23. Hoạt động quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
- Điều 24. Tự kiểm soát an toàn thực phẩm của Cơ sở
- Điều 25. Giám sát an toàn thực phẩm của cộng đồng
- Điều 26. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương
- Điều 27. Kế hoạch dự phòng giải quyết sự cố về an toàn thực phẩm
- Điều 28. Tổ chức xử lý, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm