Điều 14 Thông tư 01/2018/TT-BYT về quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 14. Cách ghi tên thuốc, tên nguyên liệu làm thuốc
1. Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc và phải có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
2. Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc được ghi theo gốc chữ cái La tinh và có thể ghi thêm số viết dưới dạng chữ số, chữ số La Mã hoặc một số ký hiệu khác ghi theo bảng chữ cái Hy Lạp (ví dụ: alpha, beta).
3. Tên thuốc được ghi theo tên thương mại hoặc theo tên chung quốc tế. Đối với thuốc cổ truyền thuộc Danh mục thuốc cổ truyền được Bộ Y tế công nhận thì có thể ghi theo tên thương mại hoặc theo tên bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận, trừ vị thuốc cổ truyền. Tên thương mại của thuốc phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Không có tính chất quảng cáo;
b) Không gây hiểu lầm về thành phần, xuất xứ của thuốc. Trường hợp thuốc có nhiều thành phần dược chất, dược liệu thì không được sử dụng tên của từng thành phần để đặt tên thuốc;
c) Không gây hiểu lầm hoặc mang tính chất mô tả quá mức về tác dụng, hiệu quả, chỉ định của thuốc;
d) Không vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống của Việt Nam;
đ) Không gây xung đột với các đối tượng sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác đang được bảo hộ;
g) Không được đặt tên thuốc giống nhau nếu thuốc có thành phần hoạt chất khác nhau;
h) Không được đặt tên thuốc khác nhau trong trường hợp thuốc có cùng tất cả các tiêu chí sau: hoạt chất, dược liệu, dạng bào chế, đường dùng, nồng độ, hàm lượng và nhà sản xuất. Quy định này không áp dụng với thuốc sản xuất gia công và thuốc gia công này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về gia công sản xuất thuốc;
i) Đối với thuốc có cùng tên thuốc, cùng nhà sản xuất, cùng dạng bào chế, cùng hoạt chất nhưng có nhiều hàm lượng, nồng độ khác nhau thì tên thuốc có thể ghi kèm theo hàm lượng, nồng độ tương ứng ngay cạnh tên thuốc để nhận biết và phân biệt.
4. Tên nguyên liệu làm thuốc (trừ dược liệu, bán thành phẩm thuốc) được ghi theo quy định tại
5. Tên vị thuốc cổ truyền được ghi theo tên của dược liệu quy định tại
6. Tên dược liệu được ghi theo quy định tại
7. Tên của bán thành phẩm dược liệu được ghi theo quy định tại
8. Tên của bán thành phẩm thuốc (trừ bán thành phẩm dược liệu) được ghi theo quy định tại
Thông tư 01/2018/TT-BYT về quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 01/2018/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/01/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trương Quốc Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Vị trí nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
- Điều 4. Kích thước nhãn, kích thước của chữ và số trên nhãn, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn, ngôn ngữ trình bày của nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
- Điều 5. Bổ sung nhãn phụ, bổ sung, thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc tại Việt Nam
- Điều 6. Trách nhiệm ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
- Điều 7. Nhãn bao bì ngoài của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Điều 8. Nhãn bao bì trung gian của thuốc
- Điều 9. Nhãn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Điều 10. Cách ghi nhãn phụ
- Điều 11. Nhãn thuốc trong một số trường hợp khác
- Điều 14. Cách ghi tên thuốc, tên nguyên liệu làm thuốc
- Điều 15. Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc
- Điều 16. Thành phần công thức thuốc, bán thành phẩm thuốc
- Điều 17. Dạng bào chế
- Điều 18. Chỉ định
- Điều 19. Liều dùng, cách dùng
- Điều 20. Chống chỉ định
- Điều 21. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
- Điều 22. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Điều 23. Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
- Điều 24. Tương tác, tương kỵ của thuốc
- Điều 25. Tác dụng không mong muốn của thuốc
- Điều 26. Quá liều và cách xử trí
- Điều 27. Thông tin về dược lý, lâm sàng
- Điều 28. Đơn vị đóng gói nhỏ nhất, quy cách đóng gói
- Điều 29. Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng
- Điều 30. Thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
- Điều 31. Cách ghi điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tiêu chuẩn chất lượng
- Điều 32. Số giấy đăng ký lưu hành, số giấy phép nhập khẩu
- Điều 33. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, pha chế, chế biến, nhập khẩu và các cơ sở khác có liên quan đến thuốc (nếu có)
- Điều 34. Xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Điều 35. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn thuốc